năm qua. Nói cách khác, 85% các quỹ đầu tư tuyên bố có khả năng chọn
mua cổ phiếu đặc biệt nào đó hoạt động kém hiệu quả hơn trong hai thập
kỷ qua so với một quỹ chỉ số đơn giản, tương tự như một đứa trẻ ném một
chiếc khăn tắm vào các cổ phiếu thời hiện đại.
Nếu bạn đã đầu tư 10 nghìn đô-la vào quỹ cổ phiếu được quản lý tích
cực trung bình vào năm 1973 (thời điểm cuốn sách A Random Walk down
Wall Street của Malkiel lần đầu tiên ra mắt công chúng), thì đến nay, số tiền
đó có thể đáng giá 171.950 đô-la (sau bảy lần tái bản). Nếu bạn đã đầu tư
khoản tiền này vào một quỹ chỉ số S&P 500, thì số tiền bạn có được sau
bảy năm sẽ là 311 nghìn đô-la.
Mặc dù có những số liệu này, nhưng lý thuyết thị trường hiệu quả rõ ràng
không phải lúc nào cũng đúng với phố Wall. Có một câu chuyện đùa về hai
nhà kinh tế đi xuống phố. Một người nhìn thấy một tờ giấy bạc 100 đô-la
nằm trên đường và chỉ cho người bạn của mình. Anh ta hỏi: “Có phải là có
một tờ giấy bạc 100 đô-la nằm trên rãnh nước không nhỉ?”
“Không”, bạn anh ta trả lời. “Nếu đó là 100 đô-la, thì chắc chắn là ai đó
đã nhặt nó rồi.”
Thế là, họ tiếp tục đi.
Trái lại, các viện sĩ hàn lâm nói chung đều thấm nhuần tư tưởng thị
trường hiệu quả. Tuy nhiên, những bộ óc tài năng nhất về tài chính cho
rằng họ đã tìm ra thiếu sót của lý thuyết này dựa trên kinh tế học hành vi,
một lĩnh vực nghiên cứu kết hợp giữa tâm lý và kinh tế học. Một nhóm các
nhà kinh tế học đã chứng minh bằng tài liệu những yếu tố khiến con người
đưa ra quyết định không hoàn hảo. Con người có xu hướng thiên về hành vi
mang tính bầy đàn, chúng ta quá tin tưởng vào khả năng của mình và quá
coi trọng những xu thế cũ khi dự đoán tương lai, v.v... Trong lịch sử, chắc
chắn có vô vàn hành vi đầu cơ phi lý, từ sự đam mê hoa tulip Hà Lan đến