sẽ rất lớn: Người lao động mất việc làm, các doanh nghiệp đóng cửa, năng
lực sản xuất bị bỏ không. Nhưng tại sao từ trước tới giờ chúng ta vẫn phải
quan tâm đến vấn đề này? Tại sao một nền kinh tế hiện đại lại chuyển từ
tăng trưởng sang tụt hậu? Nếu chúng ta có thể sản xuất và tiêu dùng 10 tỷ
đô-la giá trị hàng hóa và phải lao động để tạo ra lượng hàng hóa đó, thì tại
sao chúng ta vẫn phải sa thải nhiều công nhân và sản xuất một lượng sản
phẩm ít hơn 2% trong năm tiếp theo?
Câu trả lời thuyết phục nhất là suy thoái kinh tế cũng giống như chiến
tranh: Nếu chúng ta có thể ngăn chặn chúng, nhất định chúng ta sẽ làm. Sự
khác biệt rất nhỏ giữa giai đoạn suy thoái này và giai đoạn suy thoái trước
khiến chúng ta khó bề tránh khỏi (mặc dù có lẽ những nhà hoạch định
chính sách đã cố gắng ngăn chặn cả những cuộc chiến tranh lẫn những đợt
suy thoái, nhưng chúng ta chỉ nhận ra khi họ đã thất bại mà thôi). Nói
chung, các giai đoạn suy thoái đều xuất phát từ một cú sốc nào đó trong nền
kinh tế. Đó có thể là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hay giai đoạn
suy thoái kinh tế (xảy ra ở Mỹ năm 1929 và ở Nhật Bản năm 1989), sự tăng
đột biến của giá dầu (xảy ra ở Mỹ vào năm 1973) hay thậm chí nỗ lực có
chủ ý của Cục Dự trữ Liên bang để giảm tốc độ tăng trưởng của một nền
kinh tế quá nóng (xảy ra ở Mỹ năm 1990). Ở những nước đang phát triển,
cú sốc có thể là do sự giảm giá đột ngột của loại hàng hóa chi phối mạnh
mẽ nền kinh tế. Ví dụ như, hiện nay, Trung Mỹ đang quay cuồng với mức
giá cà phê thấp, giảm từ 150 đô-la/100 pound xuống 50 đô-la/100 pound.
Rõ ràng, nguyên nhân không chỉ có một. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ bắt
đầu sụt giảm năm 2001 do chịu ảnh hưởng của “đống gạch vụn công nghệ”
- sự vỡ tung của bong bóng Internet cuối thập niên 1990. Ngoài ra, cuộc tấn
công của những kẻ khủng bố ngày 11 tháng 9 cũng là nguyên nhân không
thể bỏ qua.
Sự sụp đổ của thị trường [cà phê] đã mở đầu cho một phản ứng xâu
chuỗi diễn ra trong toàn khu vực. Các thành phố bị đẩy vào hoàn cảnh khó
khăn bởi nguồn thu từ thuế giảm, khiến họ buộc phải thu hẹp dịch vụ và sa