như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, đều cùng lúc đứng trên bờ vực suy thoái, sẽ
chẳng còn nền kinh tế nào có thể trụ lại để đưa thế giới quay trở về tình
trạng kinh tế thịnh vượng trước đó.
Chu kỳ kinh doanh gây thiệt hại cho con người, vì nó đồng nghĩa với
việc sa thải nhân công. Người dân ngày càng kỳ vọng rằng các nhà lập sách
ngày sẽ có kế sách để chu kỳ kinh doanh diễn ra theo chiều hướng thuận lợi
hơn và các nhà kinh tế học có nhiệm vụ chỉ cho họ biết phải làm thế nào.
Chính phủ có hai phương tiện trong tay: chính sách tài chính và chính sách
tiền tệ. Mục tiêu của mỗi chính sách đều giống nhau: khuyến khích người
tiêu dùng và các doanh nghiệp tích cực chi tiêu và tái đầu tư sao cho năng
lực sản xuất của nền kinh tế không ở trong tình trạng nhàn rỗi.
Chính sách tài chính sử dụng khả năng đánh thuế và chi tiêu của chính
phủ như một đòn bẩy để nâng nền kinh tế từ tụt hậu lên phát triển. Nếu
những người tiêu dùng còn lo lắng vẫn chưa chi tiêu, chính phủ sẽ giúp họ
làm việc đó và việc này có thể tạo ra một chu kỳ đạo đức. Trong khi những
người tiêu dùng đang ngồi nhà tận hưởng tiện nghi của cuộc sống, thì chính
phủ bắt đầu xây dựng những đường cao tốc và những cây cầu. Những công
nhân xây dựng trở lại làm việc, công ty của họ tiếp tục đặt hàng nguyên vật
liệu. Những nhà máy xi măng gọi công nhân nhàn rỗi trở lại làm việc. Khi
thế giới bắt đầu trở thành một nơi tốt đẹp hơn, chúng ta lại cảm thấy thoải
mái khi tiến hành những vụ mua sắm lớn. Chu kỳ mà chúng ta mô tả trước
đó bắt đầu hoạt động trở lại. Tác nhân tài chính nổi tiếng nhất là Chiến
tranh Thế giới thứ Hai, với những khoản tín dụng khổng lồ nhằm đưa nước
Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái.
Chính phủ cũng có thể kích thích nền kinh tế bằng cách cắt giảm thuế.
Người tiêu dùng, khi thấy có nhiều tiền hơn trong khoản lương của mình
vào cuối tháng, quyết định chi tiêu một phần số tiền đó. Một lần nữa, việc
chi tiêu này được xem là sẽ góp phần xóa bỏ thời kỳ suy thoái. Những đợt
mua sắm phát sinh từ cắt giảm thuế đưa công nhân trở lại làm việc của