Một công nhân sản xuất xe hơi ở Detroit, một người từng phải nghỉ việc
trong một thời gian dài, rồi sau đó, được gọi đi làm trở lại, có thể sẽ đặt ra
một câu hỏi đơn giản: Cuộc sống của chúng ta có trở nên tốt đẹp hơn nhờ
tất cả việc này hay không? Câu trả lời là có. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới
thứ Hai, nước Mỹ đã trải qua 11 cuộc suy thoái. Cuộc suy thoái trầm trọng
nhất kéo dài hai năm từ năm 1973 đến năm 1975 khi GDP giảm đột ngột
3,4%. Tầm quan trọng của sự kiện này khác hẳn cuộc Đại Suy thoái diễn ra
đầu những năm 1930. Từ năm 1929 đến năm 1933, GDP thực tế giảm 30%
trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% lên 25%. Trước cuộc Đại Suy thoái,
nước Mỹ đã trải qua mười cuộc suy thoái - cuộc suy thoái nào cũng tệ hại
hơn cuộc suy thoái trước.
Trong chương này, tôi đã khẳng định GDP không phải là thước đo duy
nhất tiến bộ của nền kinh tế. Nền kinh tế của chúng ta bao gồm hàng trăm
triệu người sống trong những tình trạng hạnh phúc và bất hạnh khác nhau.
Bất kỳ vị tổng thống nào tỉnh dậy sau một tai nạn sẽ hỏi han hàng loạt
những chỉ số kinh tế khác, cũng như các bác sỹ phẫu thuật hỏi về những
dấu hiệu sống sót của bệnh nhân vậy. Nếu bạn cần biết những dấu hiệu
sống sót của bất kỳ nền kinh tế nào trên hành tinh này ngoài GDP, thì đó
chính là những chỉ báo kinh tế dưới đây.
Tỷ lệ thất nghiệp. Mẹ tôi không có việc làm, cả hai anh trai của tôi cũng
vậy. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một thành viên trong gia đình được coi là
thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số công nhân muốn làm việc
nhưng không thể tìm được việc làm (Mẹ tôi không thích đi làm còn một
trong hai anh tôi thì đang học cao học.) Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống
dưới 4% trong suốt thời kỳ đỉnh cao của cuộc bùng nổ kinh tế những năm
1990; sau đó, tỷ lệ này đã tăng trở lại trên 5%.
Bất kỳ ai quan tâm đến tỷ lệ thất nghiệp đều nên quan tâm đến tăng
trưởng kinh tế. Quy luật ngón tay cái, dựa trên nghiên cứu do nhà kinh tế