không tốt. Không giống như các kế toán viên, các nhà kinh tế học không
phải là những người quá khắt khe với vấn đề cân đối ngân sách. Biện pháp
hợp lý có lẽ là chính phủ nên duy trì thặng dư ở mức vừa phải trong những
thời kỳ thuận lợi và thâm hụt ở mức vừa phải trong những thời kỳ khó
khăn; cân đối ngân sách ở đây cần được hiểu trong dài hạn.
Đây là lý do giải thích tại sao nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, doanh
thu từ thuế sẽ giảm và chi tiêu cho các chương trình như bảo hiểm thất
nghiệp sẽ tăng. Điều này có khả năng dẫn đến thâm hụt ngân sách và cũng
có thể giúp nền kinh tế hồi phục. Tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu trong suốt
thời kỳ suy thoái gần như chắc chắn sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Sự cương quyết của Herbert Hoover trong việc cân đối ngân sách để đối
phó lại cuộc Đại Suy thoái được xem như một trong những hành động tài
chính điên rồ nhất mọi thời đại. Trong những thời kỳ tốt đẹp, điều ngược lại
sẽ đúng. Doanh thu từ thuế sẽ tăng và một số chi tiêu sẽ bị cắt giảm, dẫn
đến thặng dư ngân sách, như những gì chúng ta chứng kiến trong thập niên
1990 (chúng ta cũng đã nhìn thấy hiện tượng này biến mất nhanh thế nào
khi nền kinh tế di chuyển theo hướng ngược lại). Thâm hụt và thặng dư vừa
phải sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng miễn là chúng xảy ra đồng thời
với chu kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, hãy cho phép tôi đưa ra hai dự báo. Trước tiên, nếu một
chính phủ duy trì thâm hụt, thì chính phủ phải tạo ra khoản chênh lệch bằng
việc vay tiền. Trong trường hợp nước Mỹ, chúng ta đã phát hành trái phiếu
chính phủ dài hạn. Nếu thâm hụt lớn hơn, các nhà đầu tư có thể sẽ hạn chế
cho chính phủ vay thêm. Đối với những quốc gia không đặc biệt đáng tin
cậy về khả năng trả nợ, như Mexico thì thâm hụt ngân sách chính phủ lớn
và một cộng đồng cho vay đề cao cảnh giác có thể là ngòi châm cho một
cuộc khủng hoảng tài chính.
Thứ hai, chỉ có một lượng tư bản có hạn trên thế giới; khi chính phủ càng
vay nhiều hơn, tư bản còn lại của chúng ta càng ít hơn. Thâm hụt ngân sách