ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 231

nhà máy sản xuất mới. Nhờ thế, Cục Dự trữ Liên bang có thể sử dụng chính
sách tiền tệ để đối phó với những cuộc suy thoái kinh tế (hoặc ngăn chặn
chúng ngay từ đầu). Cục cũng có thể rót tiền cho toàn bộ hệ thống tài chính
sau những cú sốc bất ngờ, như thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987
hay cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, v.v... Hoặc, Cục cũng có thể
khóa chặt chiếc vòi này bằng cách tăng tỷ lệ lãi suất. Khi đó, chi phí cho
các khoản vay tăng lên và chi tiêu của chúng ta giảm xuống. Đó là một sức
mạnh khủng khiếp. Paul Krugman đã viết: “Nếu bạn muốn có một mô hình
đơn giản để dự đoán tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong năm năm tiếp theo, thì
bạn cần xây dựng mô hình mà Greenspan mong muốn, cộng thêm hay trừ
đi một lỗi ngẫu nhiên phản ánh thực tế rằng ông ta không phải là Thượng
đế.”

Thượng đế không cai quản thế giới bằng hội đồng, nhưng Alan

Greenspan thì khác. Cục Dự trữ Liên bang bao gồm mười hai ngân hàng dự
trữ và một hội đồng thống đốc gồm bảy thành viên làm việc tại trụ sở
Washington, trong đó Alan Greenspan là người đứng đầu, tức Thống đốc
Cục Dự trữ Liên bang. Cục Dự trữ Liên bang giám sát, điều chỉnh hoạt
động của các ngân hàng thương mại, hỗ trợ cơ sở hạ tầng ngân hàng, hay
nói cách khác là làm nhiệm vụ gắn kết hoạt động của hệ thống tài chính.
Những công việc này không đòi hỏi tài năng thiên bẩm hay khả năng nhìn
xa trông rộng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ, một trách nhiệm khác của Cục
Dự trữ Liên bang, lại hoàn toàn khác. Có thể coi trách nhiệm này tương
đương với trách nhiệm của vị bác sĩ mổ chính trong một ca mổ khó. Các
nhà kinh tế học không đồng tình với cách quản lý cung tiền của Cục Dự trữ
Liên bang. Họ cũng không đồng ý với lý do và cách thức những thay đổi
trong cung tiền tác động lên hoạt động của họ. Tuy nhiên, tất cả đều có suy
nghĩ, một chính sách tiền tệ hiệu quả rất có ý nghĩa và Cục nên đưa ra một
lượng tín dụng vừa đủ để giữ nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Sai sót có thể
dẫn đến những hậu quả khôn lường. Robert Mundell, người giành giải
Nobel Kinh tế năm 1992, cho rằng chính sách tiền tệ lộn xộn trong thập
niên 1920 và 1930 là nguyên nhân sinh ra tình trạng lạm phát kéo dài và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.