chiết khấu giảm, các ngân hàng có thể vay tiền từ Cục với lãi suất rẻ hơn và
nhờ đó, lãi suất quy định cho khách hàng cũng thấp hơn. Chỉ có một rắc
rối. Phải vay tiền trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang chứng tỏ một ngân
hàng không thể huy động nguồn quỹ riêng. Vì vậy, đến Cục Dự trữ Liên
bang để vay một khoản tiền cũng tương tự như vay tiền từ cha mẹ khi bạn
đã trưởng thành: Bạn sẽ nhận được tiền, nhưng nếu bạn tìm được nguồn
vay khác thì vẫn tốt hơn.
Thay vì đến Cục Dự trữ Liên bang, các ngân hàng thường vay tiền của
các ngân hàng khác. Công cụ quan trọng thứ hai trong bộ công cụ cung tiền
của Cục Dự trữ Liên bang là tỷ lệ lãi suất liên bang, tức tỷ lệ mà ngân hàng
tính phí cho những khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng khác. Cục Dự
trữ Liên bang không thể quy định tỷ lệ lãi suất mà Wells Fargo áp dụng khi
cho Bank One vay. Nói đúng hơn, FOMC đặt ra hạn mức cho tỷ lệ lãi suất
liên bang, ví dụ như 4,5%, rồi sau đó, điều chỉnh cung tiền trong hạn mức
đó. Nếu cung tiền tăng, các ngân hàng sẽ phải cắt giảm tỷ lệ lãi suất để thu
hút thêm những người vay mới. Có thể ví cung tiền như một cái lò trong đó
tỷ lệ lãi suất liên bang là bộ ổn nhiệt của cái lò đó. Nếu FOMC cắt giảm tỷ
lệ lãi suất liên bang mục tiêu từ 4,5% xuống 4,25%, thì Cục Dự trữ Liên
bang sẽ rót tiền vào hệ thống ngân hàng cho đến khi tỷ lệ lãi suất mà Wells
Fargo áp dụng cho một khoản vay nóng của Bank One giảm xuống mức
xấp xỉ 4,25%.
Tất cả đưa đến một câu hỏi hóc búa: Cục Dự trữ Liên bang rót tiền vào
hệ thống ngân hàng tư nhân như thế nào? Có phải Alan Greenspan đã in
thêm 100 triệu đô-la tiền mới, rồi cho chở số tiền đó đến một chi nhánh của
Citibank trên một chiếc xe tải bọc thép không? Không hoàn toàn như vậy,
mặc dù hình ảnh đó không phải là một cách hiểu ngớ ngẩn về những gì diễn
ra trên thực tế.
Alan Greenspan và FOMC đã in thêm tiền mới. Ở Mỹ, chỉ có Chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang và Hội đồng Thị trường mở Liên bang mới có quyền