lượng hàng hóa chúng ta mua được ít hơn 2% so với lượng hàng hóa có thể
mua được vào năm trước. Hollywood là một kẻ khoác lác khi tuyên bố hết
mùa hè này đến mùa hè khác rằng một bộ phim xoàng xĩnh nào đó đã lập
một kỷ lục bán vé mới. So sánh tổng thu năm 2002 với tổng thu năm 1970
hay 1950 là một việc làm ngớ ngẩn nếu chúng không được điều chỉnh theo
lạm phát. Một chiếc vé xem phim Gone with the Wind (Cuốn theo chiều
gió) có giá 19 xu. Một chiếc vé xem phim Dude,Where’s My Car có giá 10
đô-la. Dĩ nhiên, tổng thu của bộ phim thứ hai có vẻ lớn hơn tổng thu của bộ
phim thứ nhất.
Thứ hai, kể cả lạm phát vừa phải cũng có khả năng tước đoạt sự thịnh
vượng của chúng ta nếu chúng ta không quản lý tài sản của mình hợp lý.
Bất kỳ tài sản nào dưới dạng tiền mặt đều sẽ mất giá trị theo thời gian. Kể
cả các tài khoản tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi, những thứ được coi là
khoản đầu tư “an toàn” bởi khoản tiền gốc được bảo đảm, cũng đều có
nguy cơ chịu rủi ro khi tỷ lệ lãi suất thấp của chúng không thể theo kịp lạm
phát. Một nghịch lý đáng buồn là các nhà đầu tư thiếu tinh tế tránh xa thị
trường chứng khoán “mạo hiểm” và để tiền vốn của họ cạn kiệt dần ở cổng
sau. Thực tế, lạm phát có thể gây hại khủng khiếp cho những cá nhân đã
nghỉ hưu hoặc những người đang phải sống nhờ những khoản thu nhập cố
định khác. Nếu thu nhập đó không tỷ lệ thuận theo lạm phát, sức mua sẽ
giảm dần đi. Một khoản tiền hàng tháng có thể đem lại cuộc sống tiện nghi
năm 1985 trở thành không đủ để mua những hàng hóa thiết yếu năm 2002.
Lạm phát cũng phân phối lại của cải một cách ngặt nghèo. Giả sử tôi vay
anh 1.000 đô-la và hẹn năm sau sẽ trả lại anh khoản tiền gốc đó, cộng thêm
100 đô-la tiền lãi. Đây có vẻ là một thỏa thuận công bằng cho cả hai chúng
ta. Nhưng hãy giả sử, một giám đốc ngân hàng trung ương vô trách nhiệm
để lạm phát bùng nổ đến mức 100% một năm. Khoản tiền 1.100 đô-la mà
tôi trả cho anh năm tới sẽ có giá trị thấp hơn nhiều so với những gì mà cả
hai chúng ta mong đợi; sức mua của nó giảm đi một nửa. Nếu tính theo lạm