minh, nó có thể được san sẻ với các nước nghèo với chi phí gần như bằng
không. Do đó, người dân Ghana không cần phát minh ra máy tính cá nhân
mới được hưởng lợi từ sự ra đời của nó, họ chỉ cần biết cách sử dụng nó mà
thôi.
Ở đây, tôi xin nói thêm về một tin xấu. Trong Chương 6, tôi đã mô tả
một nền kinh tế, trong đó những công nhân lành nghề thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bằng cách tạo ra những việc làm mới hay cải thiện những công việc
cũ. Kỹ năng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các cá nhân
mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Điều đó đúng, nhưng có một sự không
đồng nhất khi chúng ta sống trong một thế giới phát triển không ngừng: Để
thành công, những công nhân có kỹ năng cần phối hợp thêm với những
công nhân có kỹ năng khác. Một người được đào tạo để trở thành một bác
sỹ phẫu thuật tim chỉ có thể tác nghiệp hiệu quả nhất khi làm việc trong
những bệnh viện được trang bị tốt với những y tá được đào tạo bài bản, có
những công ty bán thuốc và các nguồn cung cấp dược liệu đầy đủ và dân số
có đủ khả năng trả tiền cho cuộc phẫu thuật tim. Các nước nghèo có thể
mắc vào chiếc bẫy vốn nhân lực: nếu không có nhiều nhân công lành nghề,
động lực để đầu tư vào những kỹ năng cần thiết cũng trở nên hạn chế.
Những người tài thường cho rằng tài năng của họ sẽ có giá trị hơn nếu phục
vụ cho một khu vực hay một đất nước có tỷ lệ nhân công lành nghề cao. Và
suy nghĩ này tạo ra hiện tượng “chảy máu chất xám” đang diễn ra phổ biến
hiện nay. Như William Easterly đã viết, tình trạng này có thể tạo ra một
vòng luẩn quẩn: “Nếu một quốc gia phát triển dựa trên nền tảng nhiều công
nhân lành nghề, thì mức độ lành nghề sẽ tăng. Ngược lại, quốc gia đó sẽ
mãi dậm chân tại chỗ.”
Như một lời chú giải ngoài lề, hiện tượng này cũng xảy ra ở khu vực
nông thôn Mỹ. Cách đây không lâu, tôi đã viết một bài báo có tựa đề The
Incredible Shrinking Iowa cho tạp chí The Economist. Như tiêu đề mà câu
chuyện gợi ra, một số khu vực của Iowa và những bang lớn khác ở khu vực
nông thôn miền Tây đang bị thu hẹp quy mô dân số so với các khu vực