người Mỹ tăng từ 47 lên 70, tỷ lệ trẻ em tử vong giảm mạnh 93% và chúng
ta đã xóa bỏ hoặc kiểm soát được các căn bệnh như bại liệt, lao phổi,
thương hàn và ho gà.
Nền kinh tế thị trường của chúng ta đáng được ngợi khen vì sự tiến bộ
đó. Có một câu chuyện cũ trước Chiến tranh Lạnh về một quan chức Liên
Xô đến thăm một cơ sở sản xuất dược phẩm của Mỹ với những lối đi sáng
rực và hàng nghìn phương thuốc xử lý bách bệnh từ hơi thở nặng mùi đến
bệnh nấm chân được xếp đều hai bên. Viên quan chức này đã phát biểu:
“Rất ấn tượng. Nhưng có chắc mọi cửa hàng đều cung cấp tất cả các loại
thuốc này không?”. Câu chuyện nhỏ này thú vị bởi nó bộc lộ sự thiếu hiểu
biết về hoạt động của nền kinh tế thị trường. Ở Mỹ, không có bất kỳ một cơ
quan trung ương nào quy định loại sản phẩm mà các cửa hàng được phép
như ở Liên Xô. Các cửa hàng bán sản phẩm mà người dân muốn mua và
ngược lại các công ty chỉ sản xuất những sản phẩm mà các cửa hàng muốn
bán. Nền kinh tế Liên Xô không làm được như vậy phần lớn là vì các quan
chức chính phủ quan liêu chỉ đạo mọi thứ, từ số lượng bánh xà phòng do
một nhà máy ở Irktusk sản xuất cho đến số sinh viên đại học theo học
ngành kỹ thuật điện ở Moscow được đào tạo. Cuối cùng, gánh nặng trách
nhiệm trên vai quá lớn đã khiến chính phủ không thể thực hiện hiệu quả
từng nhiệm vụ.
Tất nhiên, những người đã quá quen với nền kinh tế thị trường cũng
không hiểu biết đầy đủ về cơ chế kế hoạch hóa tập trung của chủ nghĩa
cộng sản. Gần đây, tôi có tham gia một phái đoàn Illinois đến thăm Cuba.
Vì chuyến thăm này đã được Chính phủ Mỹ cho phép nên mỗi thành viên
của đoàn đều được phép mua hàng hóa ở Cuba, bao gồm cả thuốc lá, với
giá trị 100 đô-la. Lớn lên trong thời đại của những cửa hàng giá rẻ, nên tất
cả chúng tôi bắt đầu tìm giá rẻ nhất ở Cohibas để có thể mua được nhiều
hàng hóa nhất với số tiền 100 đô-la. Sau nhiều giờ tìm kiếm không có kết
quả, chúng tôi khám phá ra toàn bộ guồng máy hoạt động ở đây: Giá thuốc
lá mọi nơi đều như nhau. Không có sự cạnh tranh giữa các cửa hàng bởi vì