ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 31

bao quát hơn. Tôi hưởng lợi ích khi tiêm phòng thương hàn và trả thuế. Cả
hai hoạt động này không làm tôi đặc biệt hạnh phúc nhưng chúng giúp tôi
tránh được cái chết vì thương hàn hay bị bỏ tù. Về lâu dài, chúng làm cho
cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn. Các nhà kinh tế học không quan tâm quá
nhiều đến những thứ đem lại lợi ích cho chúng ta, họ chỉ đơn giản chấp
nhận rằng mỗi chúng ta có những “ưu tiên” khác nhau. Tôi thích cà phê,
các ngôi nhà cổ, phim cổ điển, chó, đạp xe, v.v... Nhưng những người khác
trên thế giới này có thể có những ưu tiên không giống thế.

Tuy nhiên, trên thực tế, ý kiến có vẻ đơn giản cho rằng mỗi cá nhân có

những ưu tiên khác nhau này đôi khi lại bị các nhà hoạch định chính sách
cấp cao bỏ qua. Ví dụ, người giàu có những ưu tiên khác với người nghèo.
Và, ưu tiên của chúng ta có thể thay đổi trong suốt cuộc đời vì chúng ta sẽ
trở nên giàu có hơn (chúng ta hy vọng như vậy). Cụm từ “hàng hóa xa xỉ”
thật sự mang ý nghĩa chuyên môn đối với các nhà kinh tế học: Đó là những
hàng hóa chúng ta sẽ mua nhiều khi chúng ta giàu có hơn, ví dụ như xe ô tô
thể thao và rượu vang Pháp. Bên cạnh hai ví dụ trên, còn một ví dụ ít rõ
ràng hơn: Mối quan tâm về môi trường cũng là một mặt hàng xa xỉ. Những
người Mỹ giàu có sẵn sàng trích phần thu nhập nhiều hơn những người Mỹ
nghèo khó cho công tác bảo vệ môi trường. Thực tế này cũng đúng khi xét
trên bình diện các quốc gia, các quốc gia giàu có dành nhiều nguồn lực để
bảo vệ môi trường hơn các quốc gia nghèo. Lý do rất đơn giản: Chúng ta
quan tâm đến số phận của hổ Bengal bởi vì chúng ta có thể làm như vậy.
Chúng ta có tất cả, nhà cửa, công việc, nước sạch và cả bánh sinh nhật cho
những chú chó cưng.

Đến đây xuất hiện một câu hỏi chính sách phức tạp: Có công bằng không

khi ai đó trong chúng ta thoải mái áp đặt ưu tiên của mình lên người dân ở
các nước đang phát triển? Theo các nhà kinh tế học, điều đó là không công
bằng, mặc dù chúng ta vẫn luôn làm như thế. Khi tôi đọc một câu chuyện
trên tờ New York Times về những người dân ở Nam Mỹ đang chặt phá
những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh và phá hủy các hệ sinh thái hiếm hoi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.