đó sẽ luôn nằm trong lồng ấp. Và theo cách nói của một nhà kinh tế học,
đây chính là “sự đày ải kinh tế sâu rộng tự áp đặt lên bản thân.”
Điều đó trở thành sự thật khi chi phí quá cao. Bằng chứng nổi trội cho
thấy, các nền kinh tế mở tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế đóng.
Trong một trong những nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất, Jeffrey Sachs và
Andrew Warner, cả hai nhà nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Quốc tế
của Đại học Harvard, đã so sánh thành tựu kinh tế của các nền kinh tế
đóng, được giới hạn bởi thuế quan và các rào cản thương mại, với thành tựu
của các nền kinh tế mở. Ở những nước nghèo, các nền kinh tế đóng tăng
trưởng ở mức 7% bình quân đầu người một năm trong suốt thập niên 1970
và 1980, trong khi các nền kinh tế mở tăng trưởng ở mức 4,5% hàng năm.
Thú vị hơn, khi một nền kinh tế đóng cửa tiến hành mở cửa, thì tốc độ tăng
trưởng tăng hơn 1% một năm. Để chứng minh thêm, một số nhà kinh tế học
lỗi lạc đã tranh cãi vì lý do cho rằng trong các nền kinh tế đóng cửa, nhiều
vấn đề bất cập thường diễn ra. Có phải việc thiếu các hoạt động thương mại
đã khiến những nước này tăng trưởng chậm không, hay nguyên nhân chính
là hoạt động vĩ mô khác thường? Có phải thương mại là nguyên nhân của
tăng trưởng hay thương mại vẫn diễn ra trong khi các nền kinh tế đang tăng
trưởng vì những lý do khác? Suy cho cùng, số lượng ti vi bán ra đã tăng
đáng kể trong suốt những giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng
việc xem ti vi không làm cho các quốc gia trở nên giàu có hơn.