Sẽ có bao nhiêu người phải ngủ dưới Đại lộ Wacker Drive? Đây là
một câu hỏi liên quan đến việc chia phần bánh. Năm 2000, tờ The
Economists có giao cho tôi viết một câu chuyện về sự nghèo đói ở Mỹ.
Trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tôi sẽ phải tìm cách truyền
tải sự đối nghịch giữa người giàu và người nghèo tại nước Mỹ. Và tôi đã
tìm được ý tưởng ngay bên ngoài cánh cửa chính của tòa nhà nơi tôi làm
việc:
Tôi đi dạo dọc đại lộ Wacker Drive, Chicago, để tìm kiếm một bức tranh
toàn cảnh của nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Những người trẻ
bận rộn đi dọc đại lộ, hét lệnh đặt mua qua điện thoại di động. Những
người mua sắm đổ xô vào các cửa hàng thông minh trên Đại lộ Michigan.
Những cao ốc sang trọng đang được xây dựng thêm trải dài đến tận chân
trời. Tất cả đều náo nhiệt, sáng lấp lánh và tấp nập.
Nhưng phía kia, ngay bên dưới bề mặt hào nhoáng, là góc khuất, kém
lộng lẫy hơn của Wacker Drive. Phía dưới Wacker là một con đường ngầm
chạy ngay dưới đại lộ chính dành cho xe tải chở hàng. Con đường ngầm
này cũng là nơi ẩn náu của những người vô gia cư. Người vô gia cư ở đây
phải ngủ trong các thùng các-tông. Họ không nhìn thấy ánh sáng lập l phía
trên và họ hoàn toàn không để tâm đến. Dường như, Wacker Drive cũng là
một nước Mỹ thu nhỏ vậy.
Chúng ta đã hứa hẹn những gì với những người khốn khổ, chịu nhiều
thiệt thòi? Nền kinh tế thị trường của các nước phát triển là một chuỗi liên
tục, với một đầu là nước Mỹ và một đầu là những nền kinh tế châu Âu
được coi là già cỗi như Pháp và Thụy Điển. Xét trên một khía cạnh nào đó,
cuộc sống trong nền kinh tế thị trường ở châu Âu dễ chịu và nhẹ nhàng
hơn, bởi vì, các quốc gia châu Âu có nhiều chính sách bảo vệ người lao
động hơn và hệ thống an toàn lao động của họ cũng hoàn thiện hơn. Lợi
nhuận khổng lồ bị pháp luật khống chế; chăm sóc y tế là quyền con người
có được từ khi sinh ra. Điều này tạo thành nền tảng cho một xã hội quan