dành cho tất cả mọi người. Hệ thống tư bản có nhiều hương vị khác nhau
cho mỗi người. Vậy, bạn sẽ chọn lại hương vị nào?
Chúng ta có vận hành thị trường theo những cách sáng tạo để giải
quyết các rắc rối xã hội không? Cách dễ dàng và hiệu quả nhất để hoàn
thành một công việc là tìm ra động lực khuyến khích những người liên
quan muốn làm việc. Tất cả chúng ta đều đồng ý với ý kiến này, như thể
đây là điều hiển nhiên nhưng sau đó, chúng ta đi ra ngoài và quyết định
thiết lập những chính sách theo hướng ngược lại. Chúng ta duy trì hệ thống
giáo dục công, một hệ thống không có chính sách thưởng phạt cho giáo
viên và hiệu trưởng khi học sinh của họ làm những việc tốt hay tồi tệ).
Chúng ta cho rằng đi xe ô tô sẽ tiết kiệm chi phí và do đó, chúng ta thúc
đẩy quá trình đô thị hóa và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chúng ta
đánh giá hầu hết các khoản thuế dựa vào các hoạt động sản xuất, như là tiết
kiệm, đầu tư, khi chúng ta có thể tăng doanh thu và tiết kiệm các nguồn lực
với các khoản tăng thuế môi trường.
Nếu có khả năng thúc đẩy thị trường, chúng ta sẽ có thể khiến thị trường
làm rất nhiều việc. Hãy xét đến trường hợp các loại bệnh hiếm có. Mọi thứ
sẽ rất tệ nếu ta bị ốm nặng, nhưng mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều nếu
bệnh đó không chỉ nặng mà còn rất hiếm xảy ra. Theo nghiên cứu, có
khoảng năm nghìn căn bệnh được coi là hiếm khi xảy ra. Những căn bệnh
này hoàn toàn không được các công ty dược để mắt nghiên cứu bởi họ
không có hy vọng hoàn lại chi phí nghiên cứu dù có tìm ra phương thuốc.
Năm 1983, Thượng viện thông qua một đạo luật về Thuốc cho bệnh hiếm
gặp, đạo luật tạo động lực để công ty có thêm phần lợi nhuận: tài trợ nghiên
cứu, tín dụng thuế và các đặc quyền khác trong thị trường cho những
phương pháp điều trị các bệnh hiếm gặp trong vòng bảy năm. Trong vòng
10 năm trước khi đạo luật ra đời, chỉ có chưa đầy 10 loại thuốc cho các căn
bệnh hiếm gặp được sản xuất. Nhưng kể từ khi có đạo luật, khoảng 200 loại
thuốc đã được tung ra thị trường.