tâm đến con người hơn xét trên nhiều phương diện khác nhau. Tỷ lệ người
nghèo ở châu Âu, đặt biệt là trẻ em nghèo, thấp hơn rất nhiều so với ở Mỹ.
Khoảng cách bất bình đẳng trong thu nhập cũng được thu hẹp.
Tuy nhiên, mặt trái của những nền kinh tế thị trường này là tỷ lệ thất
nghiệp cao hơn và tỷ lệ cải tiến cũng như tạo công ăn việc làm mới chậm
hơn. Bởi vì người lao động được bao bọc trong vô số các lợi ích, nên giá
nhân công trở nên đắt đỏ hơn. Do không thể sa thải họ dễ dàng, nên các
doanh nghiệp thường cân nhắc cẩn trọng hơn khi thuê tuyển nhân công
ngay từ đầu. Đồng thời, trợ cấp thất nghiệp rất hào phóng khiến công nhân
dù không có việc làm nhưng vẫn không muốn nhận việc. Và điều này đã
dẫn đến một thị trường lao động xơ cứng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ
thất nghiệp ở châu Âu tăng gấp hai lần so với ở Mỹ.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ giàu có hơn, năng động hơn và có tinh thần
doanh nghiệp hơn, do đó, cũng khắc nghiệt và bất bình đẳng hơn. Thực tế
này tạo ra một cái bánh khổng lồ mà người chiến thắng chiếm một phần
bánh rất lớn. Hệ thống kinh tế của châu Âu luôn đảm bảo có một phần bánh