những người mua hàng có phiếu giảm giá và giảm 1/3 giá cho những khách
hàng có thẻ khách hàng quen thuộc vì thẻ này cho phép thu thập dữ liệu chi
tiết về thói quen mua hàng của khách hàng.”
Chúng ta có thể rút ra điều gì từ tất cả những ví dụ trên? Người tiêu dùng
cố gắng làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và các công ty cũng cố
gắng tối đa hóa lợi nhuận. Tất cả các khái niệm đều đơn giản, nhưng chúng
có thể nói cho chúng ta rất nhiều điều về cách thức hoạt động của thế giới
này.
Nền kinh tế thị trường giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Cách duy nhất để các công ty tạo ra lợi nhuận là bán hàng hóa mà khách
hàng muốn mua. Họ tạo ra những sản phẩm mới - từ cà phê đến thuốc
kháng sinh cứu người. Hoặc họ làm cho sản phẩm hiện có trở nên rẻ hơn
hay tốt hơn. Hình thức cạnh tranh này mang lại cho người tiêu dùng những
lợi ích hết sức có to lớn. Năm 1990, cuộc gọi 3 phút từ New York đến
Chicago mất khoảng 5,45 đô-la. Nhưng hiện nay, cước phí giảm xuống, chỉ
còn chưa đến 1/4 mức đó. Lợi nhuận là tiền đề để tạo ra những công trình
vĩ đại nhất của chúng ta trong cả những lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật
và y tế. Bạn đã bao giờ tự hỏi có bao nhiêu nhà lãnh đạo thế giới bay tới
Triều Tiên khi họ cần phẫu thuật tim?- Cách duy nhất để các công ty tạo ra
lợi nhuận là bán hàng hóa mà khách hàng muốn mua. Họ tạo ra những sản
phẩm mới
Đồng thời, thị trường nằm ngoài phạm vi luân lý. Không phải là trái
đạo đức, mà chỉ đơn giản là phi luân lý. Thị trường tưởng thưởng cho sự
khan hiếm vốn không có mối liên hệ với giá trị. Kim cương có giá hàng
ngàn đô-la một cara nhưng nước gần như là miễn phí. Nếu không có kim
cương, thì cùng lắm chúng ta sẽ chỉ cảm thấy khó chịu; còn nếu không có
nước, chúng ta sẽ chết. Thị trường không cung cấp hàng hóa mà chúng ta
cần; nó cung cấp hàng hóa mà chúng ta muốn mua. Đây là sự khác biệt
quan trọng. Hệ thống y tế của chúng ta không cung cấp bảo hiểm y tế cho