hành ý tưởng can thiệp vào thị trường dầu mỏ. Nhưng giá cả giống như một
cơn sốt; chúng vừa là một triệu chứng vừa là một liều thuốc tiềm ẩn. Trong
khi các chính trị gia vội vã bước vào Nhà trắng, thì một số hiện tượng trọng
yếu khác bắt đầu xảy ra. Chúng ta lái xe ít hơn. Chúng ta cầm tờ hóa đơn
nhiên liệu lò sưởi và quyết định xây thêm gác xép. Chúng ta tới gian hàng
của Ford, đi qua Expedictions tới Escorts (tên các dòng xe của Ford).
Nhiều hiện tượng cũng bắt đầu xảy ra ở bên cung. Các nhà sản xuất
dầu mỏ không thuộc OPEC bắt đầu cung cấp nhiều dầu hơn để tận dụng giá
cao; còn các nước OPEC bắt đầu gian lận hạn ngạch sản xuất. Các công ty
dầu mỏ trong nước bắt đầu khai thác mạnh tay ngay cả khi giá dầu mỏ còn
thấp. Trong khi đó, rất nhiều người thông minh bắt đầu làm việc nghiêm
túc hơn để tìm và bán các nguồn năng lượng thay thế. Giá xăng dầu và khí
đốt bắt đầu giảm khi cung tăng và cầu giảm.
Nếu chúng ta ấn định giá cho thị trường, các công ty tư nhân sẽ tìm cách
khác để cạnh tranh. Những người tiêu dùng thường nhìn lại “đầy lưu luyến”
những ngày đầu đi du lịch máy bay, khi thức ăn ngon hơn, ghế ngồi rộng
rãi và mọi người ăn mặc nghiêm chỉnh khi đi máy bay. Đây không chỉ là
một cách nói luyến tiếc, chất lượng hàng không đã giảm đi nhanh chóng.
Nhưng giá vé máy bay giảm còn nhanh hơn. Trước năm 1978, giá vé máy
bay do chính phủ ấn định. Mọi chuyến bay từ Denver tới Chicago đều có
giá như nhau, nhưng các hãng hàng không Mỹ vẫn cạnh tranh để thu hút
khách. Họ sử dụng chất lượng để phân biệt với các hãng khác. Khi quy
định này của ngành công nghiệp hàng không bị bãi bỏ thì giá trở thành đích
nhắm đầu tiên cho cuộc cạnh tranh, có lẽ bởi vì đó là những gì người tiêu
dùng quan tâm nhiều hơn cả. Kể từ đó, mọi thứ liên quan đến việc đi máy
bay trở nên kém dễ chịu hơn, nhưng giá trung bình, được điều chỉnh theo
lạm phát đã giảm đi gần một nửa.
Năm 1995, trên đường tới Nam Phi, tôi bị bất ngờ bởi các trạm xăng dọc
đường. Các nhân viên mặc những bộ đồng phục chỉnh tề, đeo nơ con bướm,