du lịch đang tạo ra doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ đô-la, chiếm 11% tổng thu
nhập quốc dân của đất nước này.
Nhưng thật đáng tiếc, hiện nay giải pháp này đang đe dọa loài khỉ đột và
những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác. Theo ước tính, chỉ có
620 con khỉ đột còn sót lại trong những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp của
Đông Phi. Nhưng các quốc gia nằm trong khu vực này - gồm Uganda,
Rwanda, Burundi và Congo - hiện đang bị lôi kéo vào một loạt các cuộc
nội chiến tàn phá thương mại du lịch. Trước đây, những người dân địa
phương bảo vệ khỉ đột không phải thuần túy vì ý thức của họ đối với tự
nhiên, mà còn bởi vì điều đó giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn so với việc
đốn gỗ phá rừng. Nhưng cuộc chiến tranh ác liệt tàn phá đã phá hủy mọi
thứ. Tờ New York Times đã ghi lại câu nói của một người đàn ông địa
phương: “[Loài khỉ đột] chỉ quan trọng khi chúng giúp chúng tôi lôi kéo
khách du lịch. Nếu không, chúng không còn quan trọng nữa. Nếu khách du
lịch không đến, chúng tôi sẽ thử những vận may khác trong cánh rừng này.
Trước kia, chúng tôi từng là những tay chặt gỗ rất cừ.”
Trong khi đó, các nhân viên bảo tồn cũng thử nghiệm một ý tưởng mới.
Tê giác đen bị giết bởi vì sừng của chúng là một món hàng siêu lợi nhuận.
Nếu tê giác không có sừng, sẽ không ai có lý do để săn trộm loài động vật
này. Do đó, một số nhân viên bảo tồn đã bắt tê giác đen, cưa sừng của
chúng và thả loài động vật này trở về với thiên nhiên hoang dã. Thiếu sừng,
dù bị đặt vào thế bất lợi trước một vài loài động vật ăn thịt, nhưng tê giác
đen sẽ an toàn hơn trước kẻ thù cực kỳ nguy hiểm là con người. Vậy giải
pháp này có mang lại kết quả khả quan không? Kết quả không rõ ràng.
Nhưng, vì rất nhiều lý do khác nhau, những kẻ săn trộm vẫn tiếp tục giết tê
giác đã bị cưa sừng. Giết những con không có sừng giúp những tay săn
trộm tiết kiệm thời gian săn nhầm con tê giác này một lần nữa. Hơn nữa, họ
vẫn có thể bán phần gốc sừng còn sót lại để kiếm chút tiền. Và, đáng buồn
thay, ý tưởng của các nhân viên bảo tồn thậm chí còn khiến nguy cơ tuyệt