chủng của loài động vật này trở nên cao hơn vì đó là lý do đẩy giá trị của số
sừng ít ỏi còn sót lại lên rất cao.
Thực tế trên đã bỏ qua yếu tố cầu trong phương trình. Chúng ta có nên
cho phép buôn bán các sản phẩm làm từ những loài động vật có nguy cơ
tuyệt chủng không? Hầu hết mọi người sẽ nói là không. Sản xuất bất hợp
pháp những con dao găm bằng sừng tê giác ở những nước như Mỹ sẽ kéo
mức cầu chung đi xuống, điều này sẽ làm giảm động lực khuyến khích
những kẻ săn trộm đi săn lùng loài động vật này. Ngoài ra còn có một quan
điểm không tuân theo quy tắc thông thường nhưng rất đáng tin cậy. Một số
nhân viên bảo tồn lập luận rằng, cho phép buôn bán hợp pháp một số lượng
hạn chế sừng tê giác (hoặc ngà voi) sẽ có hai ích lợi. Thứ nhất, nó sẽ làm
tăng nguồn tài chính để giúp đỡ những chính phủ có khả năng tài chính eo
hẹp trả tiền cho những nỗ lực chống săn bắt động vật. Thứ hai, nó sẽ làm
giảm giá thị trường của những mặt hàng bất hợp pháp này và do đó làm
giảm động cơ săn trộm.
Giống như với bất kỳ vấn đề chính sách phức tạp nào, không có câu trả
lời hợp lý mà chỉ có một số giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề này. Quan
điểm ở đây là bảo vệ tê giác đen không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là
vấn đề kinh tế. Chúng ta biết tê giác đen sinh sản như thế nào, ăn thức ăn gì
và sống ở đâu. Những gì chúng ta cần tìm hiểu là làm thế nào để bảo vệ
chúng trước thảm họa tuyệt chủng. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có sự
hiểu biết về hành vi của con người.
Động cơ rất quan trọng. Khi được trả hoa hồng, chúng ta làm việc chăm
chỉ hơn. Nếu giá xăng dầu tăng lên, chúng ta sẽ hạn chế đi lại bằng xe
riêng. Nếu đứa con gái ba tuổi của tôi biết tôi sẽ cho nó một cái bánh Oreo
để nó nín khóc khi tôi đang nói chuyện điện thoại, nó sẽ khóc thật khi tôi
đang làm thế. Đây cũng chính là quan điểm của Adam Smith trong The
Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia): “Không phải do lòng nhân
từ mà từ mối quan tâm đến lợi ích bản thân của người bán thịt, người ủ