càng tốt. Chẳng có lý do gì khiến tôi phải bảo vệ nguồn cá bởi vì bất kỳ con
cá nào tôi bỏ qua cũng sẽ rơi vào tay kẻ khác.” Có lẽ, đến đây chúng ta đã
hiểu tại sao nguồn cá ngừ, cá tuyết, cá kiếm và tôm hùm trên thế giới đều bị
đánh bắt đến cạn kiệt. Các chính sách trợ cấp đủ loại cho các ngư dân cũng
khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Đôi khi các cá nhân cần được giải thoát khỏi chính họ. Một ví dụ thú vị
về điều này là hội đánh bắt tôm hùm của cảng Lincoln tại bờ biển phía nam
nước Úc. Vào những năm 1960, hội này đã hạn chế số bẫy cá được phép và
bán giấy phép cho những chiếc bẫy khác. Từ đó, bất kỳ ngư dân mới nào
cũng có thể gia nhập hội bằng cách mua giấy cấp phép từ một ngư dân
khác. Nhìn chung, những quy định hạn chế đánh bắt đã giúp người dân bắt
tôm hùm trở nên phát đạt hơn. Trớ trêu thay, những người đánh bắt tôm
hùm ở cảng Lincoln lại được phép đánh bắt nhiều hơn người Mỹ. Năm
1984, một giấy phép được bán với giá 2 nghìn đô-la thì bây giờ sẽ có giá
khoảng 35 nghìn đô-la. Như Daryl Spencer - một ngư dân đánh bắt tôm
tùm người Úc - phát biểu trên tờ Times: “Làm sao chúng tôi có thể làm cạn
kiệt nguồn tôm hùm? Đó là quỹ lương hưu của tôi. Nếu không còn tôm
hùm, sẽ chẳng có ai trả cho tôi số tiền 35 nghìn đô-la. Nếu bây giờ, tôi đánh
bắt cạn kiệt, thì trong mười năm nữa, giấy phép của tôi sẽ chỉ còn là một tờ
giấy lộn.” Spencer không sáng suốt hay vị tha hơn những ngư dân khác,
ông chỉ có những động cơ khác họ. Nhưng thật đáng tiếc, một vài nhóm
bảo vệ môi trường lại phản đối những kiểu hạn ngạch được cấp phép này
bởi vì chúng “tư nhân hóa” nguồn lợi chung vì lo ngại các công ty lớn sẽ
thâu tóm sạch giấy phép và hất cẳng những ngư dân nhỏ ra khỏi ngành.
Có hai điểm khác biệt rất đáng chú ý, liên quan đến những động cơ
khuyến khích. Thứ nhất, nền kinh tế thị trường thôi thúc người ta làm việc
chăm chỉ hơn và tiến bộ hơn không chỉ bởi vì nó tưởng thưởng cho những
người chiến thắng mà còn bởi vì nó đè bẹp những người thất trận. Những
năm 1990 là khoảng thời gian tuyệt vời cho các công ty mạng phát triển,
nhưng đó cũng là khoảng thời gian tồi tệ đối với các nhà sản xuất máy đánh