kết hợp cả hai loại thuế. Và như vậy, lợi ích của việc lái xe tới cửa hàng rau
quả sẽ kém hấp dẫn hơn nhiều.
Đến đây, chúng ta đã chuyển sang một vấn đề mới. Có đúng không khi
một số tài xế được phép trả tiền để nhận được đặc quyền lái một chiếc xe
cồng kềnh? Có, lý do của nó cũng tương tự như tại sao chúng ta vẫn ăn
kem ngay cả khi nó gây ra bệnh tim. Chúng ta cân nhắc giữa chi phí sức
khỏe của Starbucks Almond Fudge với mùi vị kem tuyệt vời và quyết định
thỉnh thoảng ăn một chút. Chúng ta không hoàn toàn rũ bỏ kem nhưng
chúng ta cũng không dùng nó trong mọi bữa ăn. Kinh tế học cho chúng ta
biết, môi trường cũng đòi hỏi những kiểu đánh đổi tương tự. Chúng ta phải
tăng chi phí lái một chiếc SUV (hay bất kỳ phương tiện nào) để phản ánh
chi phí xã hội thật sự của nó và rồi để những tài xế quyết định có nên đi 45
dặm đến chỗ làm trên một chiếc Chevy Tahoe (một kiểu xe thuộc dòng
SUV)?
Việc đánh thuế lên những hành vi gây ra nhân tố bên ngoài tiêu cực tạo
ra nhiều động cơ tích cực. Thứ nhất, nó hạn chế hành vi này. Nếu chi phí lái
một chiếc Ford Explorer lên tới 75 xu/dặm thì số xe Explorer đi lại trên
đường sẽ giảm, bởi vì khi đó, những người đi Explorer và phải trả đầy đủ
cho các chi phí xã hội sẽ là những người trực tiếp định giá hành vi của
mình. Thứ hai, thuế đánh lên những “kẻ” tham xăng sẽ làm tăng nguồn thu
mà việc cấm lưu thông đối với một số loại phương tiện nhất định không thể
làm được. Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu này để trả cho một số chi
phí giải quyết hiện tượng trái đất ấm lên (như nghiên cứu về nguồn năng
lượng thay thế hay công trình xây đập quanh New Orleans), hoặc để giảm
những loại thuế khác như thuế thu nhập nhằm ngăn cản hiệu quả những
hành vi không mong muốn. Thứ ba, một loại thuế đánh nặng lên những
phương tiện lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu sẽ khuyến khích Detroit cho ra
đời những chiếc xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nếu Washington tuỳ tiện
cấm các loại phương tiện có mức độ tiêu thụ nhiên liệu chưa đến 18
dặm/gallon mà không tăng chi phí lái các phương tiện đó thì không có gì