ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 87

Tôi đã đi chệch quan điểm ban đầu quan trọng của mình. Những ai nói

với bạn, thị trường hoạt động không có sự kiểm soát luôn mang lại những
kết quả có lợi cho xã hội là họ đang nói những điều hoàn toàn vô nghĩa. Thị
trường không thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt lên khi vẫn còn tồn tại
một khoảng cách giữa chi phí cá nhân và chi phí xã hội của một hoạt động
nào đó. Những người hiểu biết nên tìm ra những giải pháp thích hợp nhất.
Thông thường, biện pháp đó sẽ cần đến vai trò chính phủ.

Nhưng chúng ta hãy quay trở lại vấn đề ban đầu trong chốc lát. Chính

phủ không chỉ giải quyết tình trạng khó khăn của chủ nghĩa tư bản, mà
trước hết còn giúp hoạt động thị trường trở nên khả thi. Bạn sẽ nhận được
nhiều cái gật đầu đồng tình trong bữa tiệc cocktail khi khẳng định, nếu
không có sự tham gia của chính phủ, các thị trường sẽ đem lại sự thịnh
vượng cho toàn cầu. Thực tế, các chiến dịch chính trị đều xoay quanh vấn
đề này. Bất cứ ai từng xếp hàng dài đăng ký thi cấp bằng lái hoặc nộp đơn
xin phép xây dựng. Chỉ có một vấn đề với quan điểm trong bữa tiệc
cocktail: Nó đã sai. Chính phủ tốt giúp nền kinh tế thị trường vận hành hiệu
quả. Chấm hết. Một chính phủ tồi, hoặc một kinh tế không có chính phủ sẽ
đẩy chủ nghĩa tư bản vào đường cùng, và đây chính là lý do đẩy hàng tỷ
người trên thế giới vào tình trạng nghèo đói, kiệt quệ.

Đầu tiên, chính phủ đưa ra các nguyên tắc. Các quốc gia không có sự can

thiệp của chính phủ không phải là mảnh đất màu mỡ cho thị trường tự do
phát triển mạnh mẽ. Đó là những nơi mà ngay cả những hoạt động kinh
doanh đơn giản nhất cũng rất tốn kém và khó khăn. Nigeria là một trong
những nước có nguồn dự trữ dầu mỏ và khí ga tự nhiên lớn nhất thế giới,
tuy nhiên các doanh nghiệp ở đây phải đối mặt với một vấn đề diễn ra khá
phổ biến là BYOI (Bring Your Own Infrastructure - Tự xây dựng cơ sở hạ
tầng của riêng mình). Angola có rất nhiều dầu mỏ và kim cương nhưng
trong hơn một thập kỷ qua, đất nước giàu có này lại đổ tiền vào cuộc nội
chiến, chứ không phải để mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Năm
1999, các nhà cầm quyền Angola đã chi 900 triệu đô-la từ doanh thu dầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.