lẫn nhau. Ông báo trước, trang truyện sẽ khép lại nếu số độc giả tự nguyện
thanh toán thấp hơn 75%. Ông đăng một thông báo nhỏ trên trang web:
“Nếu bạn trả tiền, bạn sẽ được đọc tiếp. Nếu không, trang truyện sẽ khép
lại.” Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu những vấn đề như trên dễ dàng
đoán được kết quả của cuộc thí nghiệm. Tính đến thời điểm kế hoạch này
ngừng hoạt động, chỉ có 46% độc giả trả tiền để đọc chương cuối cùng.
Đó là vấn đề cơ bản, thường gặp khi hàng hóa công rơi vào tay các công
ty tư nhân. Các công ty không thể buộc người tiêu dùng trả tiền cho những
hàng hóa kiểu này, bất kể lợi ích họ thu được là bao nhiêu hoặc họ sử dụng
hàng hóa này bao nhiêu lần (Hãy nhớ đến ví dụ về ngọn hải đăng!). Bất kỳ
hệ thống thanh toán tự nguyện nào cũng đều là nạn nhân của những kẻ sài
đồ chùa. Chúng ta hãy suy nghĩ về những điều dưới đây:
• Nghiên cứu cơ bản. Chúng ta đã nói về những động cơ tạo ra lợi
nhuận cho các công ty dược phẩm và các công ty tương tự. Tuy nhiên,
không phải tất cả các phát hiện khoa học quan trọng đều có thể đưa ra mua
bán. Việc thám hiểm vũ trụ hay phát hiện sự phân chia các tế bào não ở
người hoặc tìm kiếm các phần tử bên trong nguyên tử có thể là những bước
đã được loại bỏ khi phóng vệ tinh liên lạc, phát triển một loại thuốc ngăn
chặn khối u, hoặc tìm ra một nguồn năng lượng sạch hơn. Vì tầm quan
trọng của nó, những thông tin nghiên cứu dạng này phải được chia sẻ tự do
giữa các nhà khoa học để tối đa hóa giá trị. Nói cách khác, bạn chưa chắc
trở nên giàu có - hay thậm chí bù đắp hết các chi phí - khi khám phá ra
những kiến thức mà một ngày nào đó sẽ cải thiện đáng kể điều kiện sống
của con người. Hầu hết các nghiên cứu cơ bản của Mỹ đều do các cơ quan
chính phủ như NASA và các viện nghiên cứu quốc gia hoặc các trường đại
học trực tiếp tiến hành. Đó là những cơ quan hoạt động phi lợi nhuận với
nguồn tài trợ từ liên bang.
• Thực thi pháp luật. Chúng ta không thiếu các doanh nghiệp tư nhân
kinh doanh dịch vụ an ninh. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp, có rất