phút ấy anh vỡ lẽ ra là người ta có thể chỉnh lại đúng sai trong khi
đo quỹ đạo của các hành tinh ra sao. Anh chỉ muốn ghi lại, song lúc
đó tay cô lần tay theo lưng anh xuống phía dưới. Cô không tưởng
tượng ra như thế, cô nói trong sự hòa trộn giữa sợ hãi và tò mò, sinh
động quá, cứ như có một sinh vật thứ ba bên họ. Anh lăn lên người
cô, và do thấy cô giật mình nên anh đợi một lát, rồi cô quặp đùi ôm
người anh, song anh xin lỗi, nhổm dậy, lập cập đi ra bàn, chấm cây
viết vào mực và viết, không kịp thắp nến: tổng các bình ph. của độ
chênh lệch giữa q. sát và t. toán, quan trọng lắm, anh không thể quên
được. Anh nghe cô nói, cô không thể tin và cũng không tin nổi, ngay
cả bây giờ, khi cô thực mục sở thị. Nhưng anh xong rồi. Lúc quay lại,
anh đá phải chân giường, rồi trở lại cảm giác thấy cô dưới mình, và
mãi đến khi cô kéo anh sát lại thì anh mới nhận ra mình bồn chồn
nhường nào, và trong một thoáng anh sửng sốt rằng hai con người
hầu như không biết gì nhau lại vào lâm vào cảnh này. Nhưng sau đó
có gì đổi khác, và anh không ngượng nữa, và đến gần sáng thì họ đã
biết nhau tường tận như thể luôn làm chuyện ấy và luôn làm với
nhau.
Hạnh phúc làm người ta ngu đi ? Những tuần kế tiếp, khi đọc
Luận về số học đôi khi anh thấy như không phải sách của mình. Anh
phải thật tập trung để hiểu hết các dẫn luận. Anh tự hỏi, không biết
có phải liệu trí óc mình đã tụt xuống bậc tầm tầm. Thiên văn học là
một khoa học thô hơn toán học. Người ta không chỉ suy tưởng để
giải quyết được vấn đề, mà phải ngó chòng chọc qua ống kính cho
đến chảy nước mắt, và một người khác phải ghi lại các kết quả đo
đạc vào một bảng dài dằng dặc. Việc này anh giao cho ông Bessel
người Bremen với năng khiếu duy nhất là không khi nào nhẫm lẫn.
Là giám đốc đài thiên văn, Gauss có quyền tuyển dụng phụ việc -
ngay cả khi chưa đặt một viên gạch móng cho đài.
Anh nhiều lần xin yết kiến, nhưng Công tước luôn bận. Anh
viết một bức thư phẫn nộ và không được hồi âm. Anh viết bức thứ
hai, và khi vẫn không ai phản ứng cả thì anh kiên trì ngồi đợi trước