những hệ lụy không hay. Hiển nhiên là thư nào cũng phải đưa cho
ông xem. Đúng như mong đợi, những bức thư của người anh viết
hay hơn.
Henrie e lịch thiệp đáp từ bằng thứ chữ chập chững của trẻ
con. Bản thân cô cũng mới mười chín tuổi. Một cuốn sách mà cậu em
gửi cho cô bị gửi trả lại mà chưa đọc: L’homme machine
của La
Me rie
(
La Me rie: Julien Offray de La Me rie (1709-1751) bác sĩ và nhà triết học Pháp. Với tác
phẩm L’homme machine (Con người - cỗ máy) viết 1748, La Me rie khẳng định vai trò quan
trọng của mình là nhà tư tưởng quan trọng trong lịch sử Chủ nghĩa duy vật theo hướng Descartes.)
Đây là một tác phẩm đáng bị cấm, một mớ chữ nghĩa kinh tởm. Cô
không thể nghĩ đến chuyện mở nó ra.
- Tiếc quá, cậu em nói với anh trai. Đây là một cuốn sách đáng
được chú ý. Tác giả khẳng định nghiêm túc rằng con người là một cỗ
máy, một cơ cấu hoạt động tự động hoàn hảo.
- Và không có linh hồn, người anh đáp lại. Họ đi qua khu vườn
của lâu đài, tuyết phủ một lớp mỏng trên các cành cây trụi lá.
- Không, cậu em phản bác. Có linh hồn. Có linh cảm và nhạy
cảm thi ca đối với sự mênh mông và cái đẹp. Song bản thân linh hồn
ấy cũng chỉ là một phần, cứ cho là phần quan trọng nhất của cỗ máy.
Và cậu tự hỏi, liệu sự thật có đúng như thế.
- Tất cả mọi người đều là máy ?
- Có thể không phải tất cả, cậu em tư lự nói. Nhưng với hai
chúng ta thì đúng.
Mặt hồ nước đóng băng, áng chiều muộn nhập nhoạng nhuộm
tuyết và các nhũ băng sang màu xanh lơ. Anh phải nói cho em biết
một chuyện, người anh nói. Mọi người lo cho em. Tính trầm lặng,
kín đáo của em. Chuyện học hành ì ạch. Toàn bộ cuộc thử nghiệm
phụ thuộc vào hai anh em. Không ai trong họ có quyền buông thả
mình. Người anh chững lại một chút. À, lớp băng rắn lắm.