cậu thì chuyện đó không sao chịu nổi. Bà tàn lụi đi trước mắt cậu,
còn cậu thì không làm gì để ngăn lại được.
Đa số các ký ức về sau này xoay quanh sự chậm chạp. Một thời
gian dài cậu nghĩ là mọi người đóng kịch hoặc theo đuổi một nghi lễ
buộc họ cứ nghỉ một lát rồi mới nói hay làm được gì đó. Thỉnh
thoảng cậu cũng thấy quen được, rồi lại có lúc không sao chịu nổi.
Dần dần về sau cậu mới ngộ ra rằng mọi người cần quãng nghỉ đó.
Vì sao họ nghĩ ngợi lâu la, khó khăn và nhọc
nhằn thế ? Cứ như là
các ý nghĩ được tạo ra bởi một cỗ máy mà trước đó người ta phải
khởi động rồi vào số cứ như là họ không phải là những sinh vật
sống và tự chuyển động. Cậu nhận ra là người ta bực mình khi cậu
không tuân thủ quãng nghỉ. Cậu cố hết sức, song thường là không
làm được.
Cậu cũng ghét cả những ký tự đen đen trong sách biết nói với
hầu hết những người lớn, nhưng không nói với cậu và mẹ cậu. Một
chiều Chủ nhật, cậu bảo bố giải thích một số điều: có cái vạch dài, có
cái ở dưới cong lên, có nửa vòng tròn và cả vòng tròn. Sau đó cậu
ngắm nhìn trang giấy cho đến khi những dấu hiệu lạ mắt tự chúng
bổ sung cho nhau và đột nhiên từ ngữ hiện ra. Cậu giở trang, bây
giờ trôi chảy hơn, vài giờ sau cậu biết đọc, và ngay buổi tối hôm đó
cậu đọc xong cuốn sách, một cuốn sách thật ra tẻ nhạt và liên tục
nhắc đến nước mắt của Chúa và nỗi ân hận của những con tim trót
sa vào vòng yêu đương. Cậu đem sách cho mẹ để giải thích cho bà
những ký tự ấy nhưng bà chỉ cười buồn bã lắc đầu. Đó là giây phút
cậu hiểu ra rằng không ai muốn sử dụng trí não của mình. Họ muốn
ăn và ngủ, và muốn mọi người tốt với mình. Chứ không muốn tư
duy.
Thầy giáo ở trường tên là Bu ner và ưa ra đòn.
Ông làm ra vẻ nghiêm nghị và khắc kỷ, và chỉ đôi lúc nét mặt
ông để lộ ra vẻ khoái trá khi đánh học trò. Ông thích nhất ra những