thứ ba, anh ngộ ra là chỉ có một con đường cứu rỗi linh hồn mình:
anh phải mến Gauss. Anh phải giúp Gauss, bất kể khi nào có thể. Từ
đó trở đi anh dồn hết sức lực vào công việc chung, anh nói chuyện
với Zimmermann, viết thư cho Công tước, và vào một buổi tối gian
nan đã thuyết phục bố của Gauss cho con trai đi học trung học bằng
những lời đe dọa mà không ai thích nhớ lại nữa. Mùa hè vừa qua,
anh theo Gauss về thăm bố mẹ ở Braunschweig. Bỗng dưng mẹ
Gauss kéo anh ra một góc, bà rúm ró vì lo lắng và ngượng ngập hỏi
anh, liệu con bà có tương lai gì không giữa một đám học giả ở
trường dại học ? Bartels chẳng hiểu gì cả. Điều bà muốn nỏi là, liệu
Carl có tương lai gì trong công việc nghiên cứu không. Bà tin cậy hỏi
riêng anh và hứa sẽ không kể với ai. Làm mẹ thì khi nào chả lo lắng.
Bartels im lặng một hôi lâu trước khi anh hỏi lại với giọng khinh
mạn mà về sau anh sẽ xấu hổ, phải chăng bà không biết là con trai
bà là nhà khoa học lớn nhất thế giới. Bà khóc và bối rối khủng khiếp.
Gauss cố mãi mà không tha thứ hẳn cho Bartels được.
Anh đã quyết định rồi, Gauss nói.
Quyết định gì ? Bartels lơ đãng ngẩng lên.
Gauss thở dài sốt ruột. Quyết định đi vào môn toán. Cho đến nay
anh thiên về môn ngữ văn cổ điển, và anh vẫn đeo đuổi ý tưởng viết
một bình luận về Virgil
(Publio Virgilio Marone (70-19 trước Công lịch) nhà thơ La Mã,
tác giả thiên hùng ca Aeneis nói về huyền thoại sáng lập đế chế La Mã và vai trò chủ đạo của
Aeneas)
, nhất là về hành trình xuống địa ngục của Aeneas. Theo đánh
giá của anh, không ai hiểu chương này một cách thấu đáo. Nhưng
còn đủ thời gian làm việc đó, anh mới mười chín tuổi. Giờ đây anh
đã nhận ra là mình làm được nhiều việc hơn trong toán học. Một khi
đã phải có mặt trên thế gian này - có ai hỏi ý ta đâu cơ chứ - thì cũng
phải cố làm được công chuyện gì. Chẳng hạn như trả lời cho câu hỏi
số là gì. Nền móng của môn số học.
Công trình đời người, Bartels nói.