ở thời kỳ Quân chủ tháng Bảy, nhân đó ông vạch trần tính chất đồi bại của
chế độ này.
Ngoài ra Stendhal còn viết một loạt những Ký sự nước Ý, cuốn truyện tự
thuật Đời sống của Henry Brulard (La vie de Henry Brulard) và một số tác
phẩm khác nữa bỏ dở.
Đỏ và Đen (1831)
Julien Sorel, con một người thợ xẻ, là một thanh niên rất thông minh, nhiều
nghị lực và tôn sùng Napoléon. Anh có chí hướng muốn thoát ly địa vị thấp
hèn của giai cấp mình để chiếm một địa vị trong xã hội tư sản quý tộc
đương thời. Vì giỏi tiếng La tinh, anh vào làm gia sư ở một nhà quý tộc và
trở thành tình nhân của vợ chủ nhà là bà de Rênal. Việc vỡ lở, anh được
giới thiệu đi học ở tu viện Besancon, sau đó lại được giới thiệu đến Paris
làm thư ký riêng và thủ thư cho hầu tước de La Mole. Ở đây, con gái nhà
quý tộc, nàng Mathilde kiêu hãnh, yêu anh. Khi có mang, Mathilde thú thực
với cha, hầu tước đành phải gây dựng cho anh. Nhưng bấy giờ bà de Rênal,
bị linh mục địa phương cưỡng ép, viết thư cho hầu tước tố cáo và nói xấu
Julien. Julien trở về nơi cũ, bắn bà de Rênal bị thương, và anh bị bắt. Vào
nhà tù anh mới tỉnh giấc mộng danh lợi. Bất chấp mọi vận động của
Mathilde và đề nghị của bà de Rênal, ra trước tòa, anh vừa nhận tội vừa tố
cáo tầng lớp hữu sản cầm quyền. Anh bị kết án tử hình và nhất định không
xin chống án.
Tu Viện Thành Parme (1839)
Fabrice del Dongo, con một nhà quý tộc phản động Ý, là một thanh niên
đầy nhiệt tình và có chí hướng. Anh định gia nhập quân đội Napoléon để
lập sự nghiệp anh hùng thì Napoléon thất bại ở trận Waterloo mà anh đến
tận nơi chứng kiến.