Trở về Ý, anh bị tình nghi là có tư tưởng tự do và bị vua của vương quốc
Parme truy nã. Anh được người cô là bà công tước de Sanseverina yêu dấu
và che chở. Nhờ sắc đẹp bà rất có ảnh hưởng trong triều đình, và dựa vào
bá tước thủ tướng Mosca để vận động cho Fabrice một chức vụ cao trong
giáo hội. Nhưng những kẻ thù của Mosca săn bắt Fabrice và giam anh ở
tháp Farnese. Ở đây Fabrice làm quen và yêu con gái viên chúa thành là
Clélia. Anh được Sanseverina và Clélia cứu thoát và trở thành một nhà
truyền giáo nổi tiếng. Tình yêu giữa anh và Clélia trắc trở. Sau khi Clélia
và đứa con của hai người chết, Fabrice rút lui vào tu viện thành Parme và
chết ở đó.
***
Qua sáng tác của Stendhal, trước hết là qua hai thiên tiểu thuyết kiệt tác của
ông, Đỏ và Đen và Tu Viện Thành Parme, người ta thấy điểm nổi bật lên là
Stendhal đã đưa vào văn học tinh thần chiến đấu và truyền thống anh dũng
của cuộc cách mạng Pháp 1789 - 1794 và của phong trào Ánh sáng thế kỷ
XVIII. Điều đó thể hiện ở việc ông đả kích mạnh bọn phong kiến phản
động được khôi phục lại ở Pháp cũng như ở Ý dưới thời Trùng hưng, với sự
bảo hộ của Liên minh thần thánh. Ông căm thù mọi thứ chuyên chế, ông
ghét cay ghét đắng Nhà thờ và tôn giáo, ông không che giấu mối cảm tình
trước sau như một của ông đối với cách mạng, đối với người đảng viên
Jacobins. Cùng với tư tưởng duy vật và vô thần thừa hưởng được của thế
kỷ XVIII, Stendhal tiếp tục đề cao lý trí, tin tưởng ở lý trí con người.
Không phải là ông không nhìn thấy rõ sự suy sụp về lý tưởng của các nhà
triết học thế kỷ trước, bởi chính ông đã mô tả sắc nét hơn ai hết mối thất
vọng chua cay về “thời thống trị của lý trí” , cái ảo tưởng đó hoàn toàn tan
vỡ trước sự lên ngôi của giai cấp tư sản, trước sự hình thành của ý thức hệ
tư sản.
Chính Stendhal, không những đã đả kích mãnh liệt giai cấp quý tộc và giới
tu hành, mà còn bóc trần cả bản chất xấu xa, thối nát của những quan hệ tư