thơ, chỉ ra hai cái chí hướng của nhân vật Julien Sorel. Gần đây các nhà
nghiên cứu Xô Viết đưa ra một quan điểm có thể tin cậy được vì nó dựa
vào nội dung tư tưởng của tác phẩm để giải thích, nêu lên mối tương phản
giữa tinh thần cách mạng, tính cách anh hùng, tình cảm mãnh liệt tượng
trưng bằng màu đỏ, với những thế lực phản động, đồi bại, đen tối của giai
cấp quý tộc, nhà thơ và giai cấp tư sản thắng thế dưới thời Trùng hưng.
***
Không phải ngẫu nhiên mà Stendhal đã cho tác phẩm Đỏ và Đen một cái
đầu đề phụ là “Biên niên sử thế kỷ XIX”. Rõ ràng, Stendhal muốn bám sát
sự thật lịch sử, và ông không chỉ đóng khung tác phẩm của ông ở cái tiểu
sử của Julien Sorel mà trải ra cả một bức tranh thời sự rộng lớn của xã hội
Pháp đương thời, vả chăng, muốn mô tả sinh động và sâu sắc bản thân nhân
vật Julien Sorel, tâm lý và hành động của anh ta, cuộc sống và đấu tranh
của anh ta, tác giả không thể không đặt anh ta vào cái hoàn cảnh xã hội
trong đó anh ta đã sinh ra và lớn lên, cái xã hội mà Stendhal một nghìn lần
nguyền rủa vì nó đã hủy hoại cả cuộc đời của chàng thanh niên Julien Sorel
có trí tuệ và có nghị lực, mà tác giả vô cùng trìu mến và thương xót.
Đó là cái xã hội Pháp dưới thời Trùng hưng, sau những năm chiến công
vang dội của Napoléon, dòng họ Bourbons do quân đội nước ngoài đưa về
khôi phục lại nền dân chủ trên cơ sở xã hội mà cuộc cách mạng 1789 vừa
mới dựng lên. Chính quyền tư sản tạm thời bị dẹp, 30 bọn quý tộc di cư
theo gót nhà vua trở về. Một số lớn, với tư tưởng bảo hoàng cực đoan, âm
mưu thủ tiêu những thể chế mới và khôi phục lại những đặc quyền đặc lợi
xưa kia của chúng, mong dựa vào viện trợ của nước ngoài và cấu kết với
bọn tôn giáo phục tùng Giáo hoàng. Bọn này thành lập Hội Thánh lũng
đoạn và chi phối cả chánh quyền ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, giai cấp
quý tộc chỉ là một lực lượng đang suy tàn, xu thế của xã hội Pháp vẫn là đi
vào con đường tư bản chủ nghĩa với công cuộc công nghiệp hóa vừa bắt
đầu, vì vậy giai cấp tư sản, dù tạm thời bị lép vế, vẫn là một lực lượng ở cái