ĐỎ VÀ ĐEN - Trang 36

tộc ghê tởm đầy rẫy những bất công, giảo quyệt, xu nịnh, cái xã hội mà ai
nấy chỉ biết có mình, và cuộc sống, như chính anh đã nhận thấy, là “bãi sa
mạc của lòng vị kỷ” đó. Tại sao như vậy? Chính là vì Julien Sorel sinh ra
và lớn lên trong cái xã hội tư sản, quý tộc thời Trùng hưng đầy uế khí có
tác dụng làm nguội lạnh mọi nhiệt tình, làm tê liệt mọi chí khí và nghị lực,
hoặc hướng cái nhiệt tình, chí khí và nghị lực đó đi vào quỹ đạo của nó,
khuôn theo cái chủ nghĩa cá nhân tư sản. Nếu như Julien Sorel có nhờ viên
thiếu tá quân y dạy dỗ cho phần nào theo tinh thần cách mạng, lý tưởng anh
hùng của thế kỷ XVIII thì những cái đó lại pha trộn với tư tưởng sùng bái
Napoléon và sự nghiệp anh hùng cá nhân của ông ta. Và quả thật chàng
thanh niên đó ôm ấp trong lòng một mối tham vọng to lớn, mãnh liệt hiếm
có mà anh ta có đủ nghị lực kiên cường để thực hiện đến thành công.
Không ai có thế ngờ được rằng đằng sau cái bộ mặt con gái của Julien,
xanh xao và dịu dàng đến thế, “lại che giấu cái quyết tâm không gì lay
chuyển nổi là thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn là không đạt tới giàu
sang”.

Thế thì chàng thanh niên bình dân đầy tham vọng ấy muốn tiến thân theo
con đường nào? Hồi còn thơ ấu, anh ta đã từng trông thấy những kỵ binh
của Napoléon mặc áo choàng dài mầu trắng và đầu đội mũ có tua đen dài từ
những chiến trường nước Ý trở về, sau đó anh ta lại đã từng say sưa nghe
ông cụ thiếu tá quân y kể chuyện những trận nổi tiếng Lodi, Arcole, Rivoli,
với những tia mắt nảy lửa của ông già rọi vào tấm huân chương, cho nên
anh đã say mê mơ ước nghề võ bị đến điên người. Nhưng rồi thời đại chiến
công vang dội của Napoléon chấm dứt. Khi mười bốn tuổi, mắt Julien đã
từng nhìn thấy người ta xây ở thành phố nhỏ Verrières một ngôi nhà thờ
tráng lệ, sau đó tai anh đã từng nghe câu chuyện viên thẩm phán tạp tụng
già suýt nữa mất chức vì đã cả gan dám có chuyện xích mích với một giáo
sĩ trẻ. Ấy thế là Julien tinh ý nhận rõ thời thế đã đổi thay, anh thôi không
nói đến Napoléon nữa và tuyên bố ý định muốn làm giáo sĩ. Anh ta tự nhủ:
“Khi Bonaparte nổi tiếng, nước Pháp đương lo sợ bị ngoại xâm, tài thao
lược khi đó là cần thiết và được hâm mộ. Ngày nay, người ta thấy những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.