Tôi và Đinh Ngọc đồng thanh rồi tụt xuống đi vào trong. Gạo và Hoa
thu dọn và sắp đặt lại khay trầu rồi cũng đi theo.
***
- Chị, thế tử là ai? Thái tử và thế tử có giống nhau không? - Tôi tò mò
hỏi Đinh Ngọc.
Đinh Ngọc thở dài, ra vẻ có chút đau lòng, trả lời tôi:
- Không biết khi nào em mới bình thường lại như trước đây, cứ như một
đứa con nít lên ba vậy, không biết gì cả. Thái tử là con hoàng thượng, sẽ nối
ngôi vua. Thế tử là con chúa thượng*, sẽ nối ngôi chúa. Em hiểu chưa?
Tôi gật đầu, lại cười nịnh, bám lấy hỏi thêm vài vấn đề. Ra là thế này. Ở
thời vua Lê chúa Trịnh này, chúa Trịnh nắm hết quyền lực trong tay cho nên
ngôi vua kia căn bản là bù nhìn. Thế tử sẽ nối nghiệp chúa, sau này lại nắm
quyền hành tối cao. Mà vị thế tử kia xét theo vai vế trong dòng họ, sẽ gọi
quận chúa – tức mẹ cả của tôi lúc này – là cô. Nhưng thế tử cao quý, mẹ cả
vẫn phải quỳ xuống chào, gọi một tiếng "thế tử". Quên, thế tử tên là Trịnh
Tông.
Còn nữa, mặc dầu tôi rất muốn ra nhìn trộm xem mặt mũi thế tử kia thế
nào, nhưng Đinh Ngọc và Gạo một mực nhắc nhở tôi, một tiểu thư không
nên lộ mặt khi nhà có khách, và khi chưa được người lớn cho phép. Nhất
quyết kéo tôi vào phòng, đóng cửa, canh giữ. Tôi chỉ còn cách nằm dài,
nhìn mấy người kia thêu thêu thùa thùa. Những cô gái thời này rất thích
thêu thùa, may vá và đàn hát. Như Đinh Ngọc, nàng ấy có thể đàn nguyệt,
đọc thơ, rất thanh tao.
Đến bữa cơm, tôi và Đinh Ngọc vẫn phải ăn riêng trong phòng. Gạo và
Hoa đi mang cơm và thức ăn vào phòng để lên bàn. Bốn người không phân
biệt chủ tớ, ngồi quanh bàn ăn cơm. Ăn xong, hai mắt tôi trĩu nặng. Tôi liền