nước mà không phù hợp với phân, phù hợp với phân mà lại không phù hợp
với nước. Nên ta phải xem thời tiết mà định liệu, không thể cứ khăng khăng
theo ý riêng mình. Bởi thế cũng là dùng tiền tài, nhung dùng nó để đánh
bạc chơi gái phè phỡn, dùng tiền của không đúng chỗ thì nhất định sẽ dẫn
đến du đãng, hư hỏng, làm nhục tổ tông. Còn dùng tiền tài để cứu người,
làm lợi cho vật thì đó là cái đáng dùng, như thế không những sẽ được tiếng
là đạo đức, mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, vừa được hưởng cuộc sống
an nhàn, của cải lại sinh sôi nẩy nở. Những kẻ không biết cày cấy, mà dốc
hết tiền của phung phí vào việc chơi bời, ta chẳng nói đến làm gì, song
ngay cả nhũng kẻ keo kiệt không dám nhổ một chiếc lông chân để cứu
người, thì cuối cùng cũng chẳng nên người. Vì sao vậy? Phàm là tiền của
phải lưu thông trên đời, một người không thể vơ vét hết được. Nếu như
nghĩ ra trăm phương ngàn kế, được một lại muốn mười, được mười lại
muốn trăm, nhất định sẽ bị người đời oán hận, và sẽ có ngày thân bại danh
liệt, tan cửa nát nhà. Thế mới biết câu tiền tài như phân đất nhằm dạy người
ta phải biết chi tiêu, chẳng khác nào như phân đất sinh sôi phát triển vô
cùng tận, đó chính là bí quyết xây dựng gia đình. Bởi thế không nói tiền tài
như gạch đá, mà chỉ so sánh nó với phân đất. Người ngày nay không hiểu
được ý nghĩa ấy, mà lại coi mấy chữ phá gia chi tử để chỉ kẻ hoang phí tài
sản, đồng thời lại dùng ẩn ngữ ôm nỗi oan thiên cổ mà không sao rửa được
để đả kích, thì quả thật đó là điều đáng tiếc. Câu chuyện dưới đây rất sát
với câu châm ngôn, qua đây chúng ta phần nào chặn đứng được những việc
xấu xa, tiêu diệt căn bệnh keo kiệt đến mức không muốn mất một chiếc
lông chân để làm lợi cho thiên hạ. Câu chuyện rất có ích cho mỗi chúng ta.
Thời Vạn Lịch triều Minh, ở huyện Trường Châu, phủ Tô Châu, có một vị
quan tên là Trương Quốc Thụy, tự là Xương Bá, vợ là Dư thị. Vốn là một
gia đình Nho gia, song từ khi bỏ việc học hành, mở cửa hàng vải, cha
Xương Bá trở thành phú ông, nổi tiếng giàu có. Đến đời Xương Bá, nối chí
cha, Xương Bá còn giàu có gấp mấy cha, và vẫn giữ được danh hiệu phú
ông.