thương chịu khó lại vừa hiền lành hiếu thảo.
Tuy chị đảm đang, song những việc giao thiệp bên ngoài phải hoàn toàn
dựa vào chồng. Rất tiếc chồng chị lại là người thật thà và nhút nhát như con
gái, không biết nói năng. Thuế má vùng Tô Tùng rất nặng, chẳng khác hổ
đói nhai xé thịt người. Bạc đã đủ rồi còn phải trừ hao đi hai ba phân, thóc
thuế đã đủ cũng phải trừ hao bốn năm phân. Biết bao việc phu phen, tạp
dịch đều phải quy ra bạc để trả. Bọn lý trưởng kỳ hào chẳng hề thương xót
mà càng ra sức bóp nặn họ.
Khi nộp tô, những người thuê ruộng giả nghèo giả khổ, xin chịu lại mấy
thăng họ cũng đòi phải trả cho bằng đủ. Lần này dù van nài cũng không
được, thế là lại đong ra cho chủ ruộng từng thăng một, song rốt cục vẫn cứ
thiếu mấy thăng. Nông dân không biết nói dối, có những người thuê ruộng
khác giảo hoạt, đã rảy nước hay nước muối vào đánh lừa là thóc ruộng
trũng. Hoặc có người lại nấu nồi cháo loãng quấy cám vào rồi trộn với gạo
cho nhiều thêm. Nông dân là người yên phận, nên những điền chủ cứ đến
thu tô đầu tiên để lấy cớ bắt những người khác làm như nông dân. Bởi thế
không những Thắng thiệt mà người khác cũng chịu thiệt lây, họ quay ra oán
hận, chửi bới, thậm chí còn định đốt nhà, Thắng phải van xin họ tha cho.
Người già ngày càng già đi, chỉ ăn mà không làm. May mà trong nhà Lao
thị đảm đang, chỉ ở nhà quay tơ dệt vải. Vì hoa lợi đất đai có hạn nên phải
đi mua thóc ngoài. Song nông dân lại mua đắt, tiền nhiều mà hàng mua về
lại ít. Tơ và vải do Lao thị làm ra thì Thắng phải đi bán nhưng lại bán rẻ.
Bởi thế họ sống hết sức tằn tiện, đói khát nhưng vẫn không đủ ăn. Mà đã đi
làm thì phải ăn, hằng ngày Lao thị phải nấu mấy bát cơm cho chồng ăn để
đi làm, sau đó nấu cháo đặc cho mẹ, nghĩ rằng mẹ đã già đói không chịu
được, còn chị chỉ húp vài bát nước thừa loáng thoáng mấy hạt gạo. Quần áo
thì mùa đông cũng như mùa hè, Lao thị chỉ mặc bộ quần áo vải gai vá
chằng vá đụp, chồng chị thì mặc chiếc áo cộc ngủn cộc ngẳn, tay không che
kín khuỷu và một chiếc quần lửng. Chẳng phải khi đi làm, mà ngay khi ăn