nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 22
Cứu Người Nghèo Làm Quan Hiển Đạt
Rửa Án Oan Hưởng Phúc Đời Đời
"Họa đường xuân"
Xưa nay việc thiện trời đều biết,
Huống hồ việc gỡ oán phù nguy.
Việc ấy người trời đều tôn trọng,
An nhàn hưởng lộc sẽ dài lâu.
Tích góp sách vở chưa chắc đọc,
Tích góp bạc vàng chưa chắc giàu.
Chẳng bằng tích đức cho con cháu,
Phú quý giàu sang sẽ bền lâu.
Dịch truyện viết: "Người tích thiện tất có nhiều phúc, người tích ác tất sẽ
gặp tai ương". Chứng tỏ họa phúc là do người tạo nên chứ không phải trời
đối xử xấu tốt đối với riêng ai. Song tích thiện không gì lớn bằng âm. Cho
nên cái phúc do âm sắp đặt là lâu dài nhất, sử quả báo cho âm làm hại là tàn
khốc nhất. Còn như việc hình ngục thì lại có quan hệ rất lớn: nếu hết lòng
tha thứ thì người chết sẽ được sống lại, nếu rắp tâm độc ác thì người sống
có thể chết ngay tức khắc. Huống hồ là kẻ nhận hối lộ uốn cong pháp luật,
cố ý hãm hại người, mạng người rất quan trọng, sao có thể lợi dụng nó để
hưởng lạc hay trả thù, để mặc sức hành hạ. Người xưa thường nói: "Người
đương quyền, nếu không ra tay cứu vớt người, thì cũng chẳng khác nào vào
núi vàng mà về tay không. Sĩ đại phu nắm quyền hành trong tay, mà không
làm rõ các vụ án oan, không thương xót người vô tội, không mang tấm lòng
yêu người của trời sao?".
Thời Hán có Vu Công, làm quan coi ngục, biết minh oan cho người đàn bà