có nói với anh cũng vô ích thôi, nói mà làm gì.
Tiền tú tài thấy thế cứ vò đầu bứt tai van nài đòi cô nói ra. Thục Nương nói:
- Anh bảo em có chuyện gì vướng mắc ư? Ngày cha em còn sống, vốn đã
bằng lòng gả em cho Thang Tiểu Xuân, tháng sau chọn ngày mười lăm
tháng Chín thì cưới. Không ngờ tháng Bảy cha em ốm rồi mất, nhà họ
Thang chưa đưa sính lễ, thế là họ không vấn lại nữa, cuộc nhân duyên đành
như nước chảy bèo trôi. Nói ra càng thêm đau khổ.
Nói xong, nước mắt lại giàn giụa rơi lã chã. Đấy quả là tấm lòng tốt của
Thục Nương, lẽ ra phải giấu kín. Mà nói thì hóa ra người một dạ hai lòng.
Tiền tú tài lại là một người thẳng như ruột ngựa, anh chẳng chút nghi ngờ
bực bội. Tiền tú tài lại cười nói:
- Chuyện này vốn không nên nhắc tới, tóm lại đã là vợ chồng thì đã có đổ
vỡ, rồi tự nhiên cũng sẽ xum họp. Mà đã không phải duyên số thì dù có hợp
rồi thì nhất định sẽ tan. Đã gọi duyên số từ kiếp trước thì người ta không
thể định đoạt được. Khóc mà làm gì.
Nói chưa dứt lời thì người nhà họ Phùng đã mang hòm của hồi môn tới.
Thục Nương lau nước mắt, mặt mày rạng rỡ đứng dậy chuẩn bị ít quà bánh
rồi cử người tiễn chân.
Đến ngày thứ năm, có một số bạn học và mấy học sinh đi theo đến chúc
mừng. Trong lúc uống rượu bạn bè hỏi:
- Anh Tiền! Nghe nói chị ấy có nhiều của hồi môn lắm. - Hình như có tới
hơn một ngàn lạng. Nhà tôi có nỗi buồn thầm kín, chưa mở ra nên cũng
chẳng biết đích xác bao nhiêu, thì sao nói là giàu to được.
- Con gái vừa mới lấy chồng, - những người bạn nói, - có gì mà buồn,
chẳng qua là do tuổi tác và diện mạo không xứng đôi mà thôi. "Chỉ hiềm
em sinh ra quá muộn, không gặp được anh lúc thiếu thời". Anh Tiền, anh
trả lời chị ấy thế nào?
- Không phải thế. - Tiền tú tài nói.