- Nuôi người hầu gái cũng là vâng theo ý cha. Anh không lấy vợ không
muốn làm mất cái tình cái nghĩa mà cha con Trình ông đối với anh.
Vì vướng quan huyện, nên những người trong huyện chỉ làm thơ văn phúng
viếng với tư cách cá nhân, không thể dựng bia lập biển. Quan huyện cũng
vì vướng đốc phủ nên không dám dâng biểu xin triều đình nêu gương. Sau
này hối hận vì đã giết cha con họ Trình, quan huyện lo sợ ốm đau, thường
mơ thấy một người đẹp, cổ cuốn dây, đứng trước mặt, rồi sau mắc chứng
bệnh ngơ ngơ ngác ngác, không đầy một năm thì xin về quê Đốc phủ vì
lãng phí quân nhu cũng bị giải về hạch tội. Viên quan họ Vương chẳng
được xu nào mà bị nhiều người phỉ nhổ. Nhà họ Từ cậy của ngang ngược,
bị đưa vào lính, gia sản phá tán, con hắn phải đi ăn mày. Trình liệt nữ tuy
không được triều đình biểu dương, nhưng được Đồ Xích Thủy tiên sinh
viết lại thành chuyện và mãi mãi trường tồn cùng trời đất. Đúng là một chữ
khen ngợi còn hơn biển khen bốn chữ. Cha, mẹ, anh, chị dâu của liệt nữ
cũng được ghi trong phụ bản của truyện, rạng rỡ chiếu sáng ngàn thu. Còn
như nhà họ Từ cậy giàu có mà ngang ngược, và những quan lại nhúng tay
vào vụ giết người này, nay còn đâu! mà vẫn bị người đời nguyền rủa.
Những người không có kiến thức nghe thấy câu chuyện này cho rằng: "Cha
ngu, con cũng ngu, bỏ nhà giàu không gả, mà lại gây ra cái sai của quan
lại". Nhà họ Từ giàu có sai khiến được cả quan lại, tú tài địch với họ Từ sao
được. Chỉ cần đến kết cục chuyện, nếu cân nhắc một chút, thì cũng tự thấy
rõ.