tuổi, chưa vợ, cha mẹ đều qua đời. Thời trẻ Lai Pháp là người rất ham học,
nhà tuy nghèo nhưng đầy nhiệt huyết. Quả là người làu thông kinh sử, lược
thao, phong thái lịch thiệp, tính tình ngay thẳng khoáng đạt. Lai Pháp tài
năng nhưng lại không gặp may, hơn hai mươi tuổi, Lai Pháp vẫn chưa đỗ tú
tài, ở nhà nhận dạy học cho một nhà giàu ở ngoại thành. Người chủ tên là
Thủy Giám, có người con gái, con vợ cả tên là Quan Cô mười bốn tuổi. Vợ
cả chết, ông lấy người thiếp là Phong Nguyệt Di, được đứa con trai lên sáu
tuổi. Lai Sinh dạy học cho đứa bé này. Từ ngày Lai Sinh tới, Nguyệt Di
thấy Lai Sinh là một thanh niên đẹp trai, đem lòng yêu mến, thường đến
bên cửa sổ nhìn vào nhà học. Lai Sinh nhìn thấy nhưng vẫn ngồi nghiêm
trang đọc sách, không hề nhìn ngang liếc dọc. Nguyệt Di đến bên cửa sổ
hái hoa, Lai Sinh lại vội đứng dậy ngồi quay vào. Thấy Lai Sinh tỏ thái độ
như thế, Nguyệt Di cố ý sai đứa ở, hoặc vú em vào dâng trà mời nước, bắt
chuyện, làm cho Lai Sinh thẹn đỏ mặt không dám nói chuyện. Có thơ rằng:
Nhà vắng một mình ngồi ngâm ngơi.
Song cửa nhòm qua thiếu nữ cười.
Muốn gửi tình riêng vào tiếng nói.
Mười năm chàng vẫn giữ trắng trong.
Từ đó người nhà họ Thủy thường nói với nhau rằng, đã mời được người
thầy chẳng khác gì trinh nữ. Thủy Viên Ngoại rất quý mến Lai Sinh, vì anh
là người có trí mà thành thực, định gã con gái cho anh. Lai Sinh từ chối:
- Tôi đi học nhưng vẫn chưa tiến được là bao. Đợi khi nào . công thành
danh toại, lúc đó nói đến việc xây dựng gia đình cũng chưa muộn.
Từ đó việc hôn nhân đành gác lại. Một hôm Lai Sinh cho học trò nghỉ, vào
thành thăm bạn bè. Khi trở về thì trời đã muộn, anh đi theo đường tắt cho
gần. Đi được hai ba dặm, qua một ngôi miếu cổ, bỗng nghe thấy bên trong
có tiếng đàn bà khóc. Lai Sinh nghi ngờ có sự chẳng lành liền đẩy cửa bước
vào. Thấy hai hòa thượng to béo bắt một thiếu nữ lột trần truồng đè xuống
đất. Lai Sinh giật mình hoảng sợ, chưa kịp nói gì thì một gã hòa thượng
xông tới, cầm thiền trượng quát: