ĐOÁN ÁN KỲ QUAN - Trang 38

Nhĩ Trừng vâng dạ, tỏ ra là người chín chắn, đến thẳng Thủy Tây Môn,
xuống thuyền đi Hồ Châu. Phong cảnh trên đường thật là:

Gió xuân lành lạnh cỏ mướt xanh,
Tiếng trống tàn đêm đã điểm canh
Chân trời du khách tràn thi hứng,
Cầu uốn qua sông núi chập chùng
Thôn Bách Ma gần huyện Thượng Ngu, phủ Thiệu Hưng Triết Giang, có
người tên thường gọi là Sương Tam Bát, tên thật là Cát Kiệm. Trước đây
làm Vệ quân Kim Sơn. Cha là thầy giáo trường tư thục, do đó Tam Bát
cũng biết chữ. Năm hai mươi tuổi học được nghề khâu giày. Thấy việc gì
bất bình, anh không tiếc thân mình ra tay cứu giúp. Vào năm Sùng Trinh
thứ nhất, Thượng Ngu đại hạn, mùa màng mất trắng, cháo cũng không có
mà ăn. Tam Bát một thân một mình, may nhờ vào nghề này cũng kiếm
được bữa no bữa đói. Anh tính rằng: "Ôm lấy mảnh đất này, quả thực cũng
chẳng hay ho gì. Nay cả vùng mất mùa, mọi người cháo cũng không có ăn,
mà đã đói thì đầu gối phải bò". Thếrồi Tam Bát vội vàng thu xếp hành lí,
phần lớn là đồ nghề dùng để kiếm cơm. Anh nghĩ, bến cảng thành Hàng
Châu rất cần người, ta hãy đến đó. Rồi anh quẩy hành lí đáp thuyền đến
Tiêu Sơn.

Bến Tây Hưng thuyền ta lướt sóng,
Theo dòng sông chở đến tỉnh thành,
Mất mùa đói kém đi quẩn quanh.
Gia tài một quẩy thật đáng thương.
Ai ơi chớ hỏi nhà đâu tá,
Nghề mọn một thân khó đổi dời.

Góp được mấy đồng, Tam Bát lên thuyền, khi đó đã là cuối đông. Ngày
mồng hai thuyền tới Hàng Châu. Đây là nơi đô hội, hiệu giày nhiều vô kể,
mà Tam Bát lại chỉ có ít mảnh da vụn. Len lỏi qua nhiều phố xá, nhà nào
cũng thấy người lớn trẻ con, kẻ giày vải, người giày lụa, đều còn rất mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.