ĐOÁN ÁN KỲ QUAN - Trang 39

Tam Bát bực mình vì nghề vá giày của anh đã lỗi thời và chính mình cũng
không biết thời thế, chân rát bỏng vội vã rảo bước. Ngày mồng năm tháng
giêng, Tam Bát tới thành Hàng Châu. Chỉ mong ai cũng đi chân đất đứng
chờ anh thợ da tới. Anh gánh hành lí tới nhà Phùng Tước Khê phố Kim
Chất, bên cạnh cầu Thuần Hựu. Lão Phùng là đồng hương, lại là người thân
quen. Anh đặt gánh xuống tán gẫu mấy câu, rồi sắp xếp lại mấy thứ đồ
nghề, chuẩn bị đi tiếp.

Phố Tân Chính không có một anh thợ da nào, Tam Bát mừng thầm, kẽo kẹt
gánh hàng rảo bước, và cuối cùng cũng có hai người thuê anh vá giày. Tam
Bát kiếm được mười hai đồng, bụng nghĩ thầm: "Có lẽ mình chưa cúng".
Chẳng nghĩ ngợi gì, anh bước thấp bước cao, ngẩng đầu lên đã thấy một
ngôi miếu thờ Ngũ Thánh, mọi người đang lũ lượt tới dâng hương. Tam Bát
đặt gánh hàng xuống bày lễ thắp hương, hỏi xem việc làm ăn trước mắt thế
nào. Anh lắc ống thẻ tới ba lần, vẫn là quẻ âm; thơ trong quẻ như sau:

Giang hồ, nghe tiếng chuông,
Vất vả vẫn hoàn không.
Gặp nhau ngoài ý muốn,
Có cuối chẳng có đầu.

Anh ra về, cứ ngẫm nghĩ về quẻ thẻ ấy, đại khái là cũng có chút hi vọng.
Trời tối, anh quẩy hàng về, những người hàng thịt bên cầu Thuần Hựu giày
rách nát nhờ anh khâu. Đặt gánh xuống, thấy họ là những người nhà quê,
vùng Hạ Chung Minh, huyện Đức Thanh, Hồ Châu, Tam Bát thân mật hỏi:
- Nhà bác có đông người không? Bác làm nghề này có đủ ăn không?
Thấy Tam Bát ăn nói dễ nghe, người khách đáp:
- Cũng chẳng ăn thua gì. Mùa xuân năm ngoái mưa nhiều, mùa màng thất
bát. Nhà nào cũng túng thiếu, ai có nghề phụ đều bỏ nhà đi làm ăn xa. Vụ
đông năm ngoái lúa mùa bội thu, bước sang tháng giêng vẫn còn nhàn hạ,
nhà nào cũng muốn khâu giày. Ngày ngày bận rộn việc làm ăn, khi nào
đóng cửa buồng tằm mới được nghỉ ngơi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.