nói:
- Chúa thưởng ban cho ta chiếc chiến bào, ta cũng phải tìm vật gì quý hiếm
để dâng lên chúa thượng.
Thế rồi ông vào kho lấy ra một viên ngọc trong suốt, cho gọi những người
thợ chế tác ngọc lại nói:
- Viên ngọc này nên làm gì?
Một người trong bọn họ nói:
- Nên làm một chiếc chén ngọc.
- Thật đáng tiếc, - Quận vương nói, - một viên ngọc như thế mà chỉ làm
được một chiếc chén thôi ư?
- Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, - một người khác nói, - nên làm pho
tượng Ma Hầu La Nhi.
- Ma Hầu La Nhi chỉ dùng để cầu may vào ngày mồng bảy tháng bảy thôi, -
Quận vương nói, - còn thường ngày không dùng tới.
Một chàng trai trong số họ, tuổi trạc hai mươi lăm, tên là Thôi Ninh, người
phủ Kiến Khang, Thăng Châu, chắp tay bước tới nói với Quận vương:
- Thưa Quận vương! Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, có thể chế tác
được pho tượng Nam Hải Quan âm.
- Hay quá! Rất hợp ý ta. - Quận vương nói.
- Thế rồi ông giao cho Thôi Ninh tạc pho tượng ấy. Chưa đầy hai tháng đã
chế tác xong pho tượng Quan âm ngọc. Quận vương lập tức dâng biểu tiến
vua, vua rất mừng. Thôi Ninh được bản phủ cất nhắc thêm một cấp.
Vào một ngày mùa xuân, Thôi Ninh chơi xuân trở về, cùng với mấy người
bạn vào quán rượu bên cửa Tiền Đường. Mới uống được vài chén thì thấy
tiếng người ầm ĩ, vội mở cửa sổ nhìn thì thấy người kêu gào hỗn loạn: "Cầu
Tỉnh Đình cháy!".
Thôi Ninh vội vàng bỏ rượu xuống lều, chỉ thấy ngọn lửa rần rật bốc cao,
khói tuôn ngùn ngụt. Thấy thế Thôi Ninh vội nghĩ: "Cầu ngay trước mặt
dinh quan phủ”. Thếrồi anh chạy về phủ, tất cả đã dọn đi hết, bốn bề im
ắng, chẳng thấy một bóng người. Thôi Ninh theo hành lang bên trái đi vào.
Ánh lửa sáng rực như ban ngày. Đằng xa thấy một người phụ nữ hớt hải từ
trong phủ đường đi ra, vừa đi vừa lẩm bẩm, rồi đâm choàng vào người Thôi