tinh hoa của sự sáng tạo – khỏi sự khát khao mãnh liệt được thống trị người
khác? Làm sao có thể ngăn chặn được con người thường xuyên lao đến chỗ
muốn làm gì thì làm? Thói tự mãn và thói kiêu ngạo thôi thúc con người, ra
lệnh và ép buộc khi họ có quyền lực, còn khi không có quyền lực thì họ lao
đến mục đích đó bằng cách nịnh bợ, đạo đức giả và xảo quyệt… Đó mới là
mục đích thật sự của cuộc sống, chính đấy mới là ý nghĩa của cuộc sống.
Và rốt cuộc, ai có khả năng trả lời câu hỏi này như thế nào để không một
người nào nghi ngờ tính chân thực và trong sạch của câu trả lời của anh ta?
Thầy của con, Thầy sắp bước lên đài tử hình hết sức tàn khốc để con
người nghe theo lòng tốt và sự đồng cảm vốn là những phẩm chất mà ngay
từ buổi nguyên sơ đã làm tạo vật có lý trí khác với tạo vật không có lý trí,
bởi vì cuộc sống của con người trên trái đất thật nặng nề và trong con người
ẩn sâu những nguồn gốc của cái ác. Nhưng chẳng lẽ bằng cách đó lại có thể
đạt được lý tưởng tuyệt đối là trí tuệ được sự tự do tư tưởng chắp thêm
cánh, là nhân cách cao thượng đã loại bỏ được cái ác lỗi thời trong bản thân
mình một cách vĩnh viễn như người ta đang loại bỏ bệnh truyền nhiễm. Ôi,
nếu như có thể làm được như thế thì tuyệt diệu biết bao! Trời, tại sao Thầy
lại chất lên vai gánh nặng như vậy để sửa chữa một thế giới không thể sửa
chữa được? Hỡi Đấng Cứu Thế, hãy dừng lại đi, những kẻ mà vì họ Thầy
sắp bước lên cây thập tự, sắp chịu một cái chết thảm khốc, những kẻ đó sau
này sẽ diễu cợt Thầy. Đúng, đúng thế đấy, một số sẽ chỉ đơn giản là cười
phá lên, một số khác sẽ diễu cợt công sức hoài phí của Thầy vào hàng nghìn
năm sau, khi khoa học duy vật, sau khi đã phá tan niềm tin vào Chúa, sẽ
tuyên bố tất cả những gì gắn liền với Thầy đều là chuyện huyễn hoặc: “Thật
lẩn thẩn! Thật ngu ngốc! Ai yêu cầu ông ta mới được chứ? Bày ra cái vở
kịch đóng đinh câu rút để làm gì và nhằm mục đích gì? Định làm ai ngạc
nhiên chắc? Việc đó đã mang lại lợi ích gì? Việc đó đã làm thay đổi gì trong
con người? Dù chỉ thay đổi một sợi tóc thôi, dù chỉ thay đổi một chút xíu
thôi?”. Những thế hệ tương lai sẽ nghĩ như vậy đó, họ sẽ cảm thấy chiến