gì cứ phải sống vất vưởng ở vùng trước núi suốt mùa hè và giành giật từng
ngọn cỏ với những người chăn cừu bên cạnh. Có lẽ ta nên đưa đàn cừu sang
bên kia đèo để chăn thả chúng ở bãi Kisiben thì hơn. Các cụ già bảo là ngày
xưa những chủ trại súc vật giàu có dường như vẫn dẫn các đàn ngựa và đàn
cừu tới nơi ấy. Ngay từ thời đó người ta đã sáng tác bài hát ‘Kisiben’. Họ
biết rằng tuy bãi chăn thả Kisiben không lớn lắm nhưng theo lời đồn đại thì
cỏ ở đấy lại rất tốt, trong năm ngày súc vật tăng cân bằng suốt một tháng vỗ
béo”.
Trước đây Bôxton cũng đã nghĩ đến chuyện đó, nhưng có nhiều điều
chưa rõ ràng về miền Kisiben này. Ngay từ trước chiến tranh, những người
chăn súc vật của nông trường đã đến Kisiben về mùa hè qua ngã đường đèo
độc nhất là qua dãy núi Ala-Mônguy đóng băng. Vào thời gian chiến tranh,
khi các bản làng chỉ còn lại người già và trẻ con, không ai còn dám dấn thân
vào một chuyến đi xa như vậy. Còn sau đó thì những nông trang nghèo khó
hợp nhất lại thành một nông trường lớn có một tên gọi vô nghĩa gồm sáu
chữ của một ngày lễ kỉ niệm thường niên gì đó, mà về sau những người dân
địa phương đổi thành ‘Bêrich’, theo tên con sông nhỏ Bêrich-xu. Trong
cảnh tất bật của những sự hợp nhất và biến đổi ấy, người ta dần dần quên
bẵng mất là về mùa hè, trong suốt hai tháng trời và có khi còn lâu hơn nữa,
có thể chăn thả súc vật ở bên kia đường đèo phủ tuyết của ngọn núi Ala-
Mônguy hùng vĩ. Mà cũng có thể là không ai muốn vượt qua một độ cao
như vậy, bởi vì để lùa được đàn súc vật qua con đường núi hết sức hiểm trở
ấy, cần phải có nhiệt tình và ý chí mãnh liệt của người chủ nào khao khát
chăm sóc thật chu đáo đàn súc vật của mình. Phải chăng vì thế mà thời xưa,
những người Kiếcghidi khi gặp nhau bao giờ cũng hỏi thăm nhau: “Man
gian amanbu?”, tức là súc vật và người có khoẻ không. Người ta nói trước
hết là đến súc vật. Cũng phải thôi, cuộc sống vẫn cứ là cuộc sống…
Hăm hở với ý tưởng đã có từ lâu này, Bôxton và Ernadar liền lấy bút chì
phác tính mọi phương án lùa súc vật đến Kisiben. Ngay cả theo những tính