Thật tình cờ là thời gian các nhà sáng lập ở trong công ty càng lâu thì họ
càng nhạy cảm hơn. Nếu họ đã làm việc trong 5 năm để xây dựng một công
ty khởi nghiệp, họ có thể không muốn đầu quân cho một chủ sở hữu mới.
Nếu họ đã làm việc đó trong vài tháng và bán nó với một khoản kếch xù, họ
sẽ cho thấy họ có thể xây dựng một công ty khởi nghiệp mới khi họ muốn.
Các cạm bẫy
Nếu bạn xây dựng được dòng chảy giao dịch mạnh, lựa chọn mục tiêu chắc
chắn và thương lượng hợp đồng đáp ứng được cả nhu cầu đổi mới của công
ty bạn và có được tài năng của công ty khởi nghiệp thì bạn đã thực hiện
đúng đắn trên con đường tiến tới mua lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn các
cạm bẫy tiềm ẩn khiến công ty mà bạn mua lại không thể phát triển hoặc trật
bánh khỏi lộ trình trước khi có được bù đắp xứng đáng. Dưới đây là một số
ví dụ cần xem xét.
Đánh mất CEO
Thật khó có thể nhấn mạnh hết tầm quan trọng của việc giữ CEO sáng lập ở
lại trong công ty. Siêu sao đầu tư mạo hiểm Ben Horowitz viết trong blog
của ông về lý do tại sao các CEO sáng lập lại là những người giỏi nhất để
điều hành công ty khởi nghiệp. Ông viết: “Thông thường, những kẻ khôn
ngoan sẽ cho rằng CEO của công ty khởi nghiệp nên tìm cách trở thành
CEO chuyên nghiệp khi công ty khởi nghiệp này đã đạt được sự phù hợp
giữa sản phẩm với thị trường.” Nhưng Andreessen Horowitz lại viết trên
blog của mình rằng: “Chúng tôi muốn tài trợ cho các công ty mà người sáng
lập sẽ điều hành công ty làm CEO của công ty đó.”
Các CEO chuyên nghiệp rất giỏi trong việc mang lại lợi nhuận từ một mô
hình kinh doanh sáng tạo. Các nhà sáng lập có thể không thành công trong
việc tối đa hoá cơ hội hiện có, nhưng họ có thể khám phá ra cơ hội mới theo
một cách phi thường. Họ có kiến thức vô song về các công ty và thị trường
của họ, họ biết cách đổi mới và những khoản đầu tư vào thành công của họ