skunkworks, các chương trình tinh thần doanh nhân nội bộ, phòng thí
nghiệm đổi mới, hay hợp tác khởi nghiệp cho thấy sự thiếu hiệu quả trong
việc xây dựng những dự án kinh doanh mới có mức tăng trưởng cao. Điểm
yếu lớn nhất của những giải pháp này chính là thiếu sự tự chủ.
Khi giải phóng mình khỏi yêu cầu đáp ứng những ưu tiên của doanh nghiệp,
một công ty đổi mới có thể nhanh chóng học hỏi được điều khách hàng
muốn, phát triển nó và chiếm hữu thị trường trước các đối thủ cạnh tranh.
Công ty đổi mới có thể phát triển các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với
những lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và thu hút các tài năng
doanh nhân – những người không màng đến làm việc cho các công ty lớn.
Điều quan trọng là phải làm bất cứ điều gì cần thiết để theo đuổi sự phát
triển.
Quan điểm phản đối: Các doanh nghiệp không cần một công ty đổi mới,
cái họ cần là một nền văn hóa mang tính đổi mới
Nền văn hóa của doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro. Trong khi đó, văn
hóa khởi nghiệp lại ưa rủi ro. Các nhà điều hành rất muốn tin rằng doanh
nghiệp của mình có thể được dẫn dắt để đương đầu với những rủi ro lớn hơn
và nhân viên của họ được thôi thúc để đặt các ván cược lớn vào những điều
không chắc chắn. Thế nhưng, văn hóa doanh nghiệp lại không giống như
vậy. Nó được hình thành từ những cấu trúc và quy trình cho phép công ty
vận hành trong nhiều năm. Văn hóa không thể bị thay đổi một cách riêng lẻ.
Sự thay đổi này đòi hỏi phải thay thế những thành phần tạo nên cốt lõi cho
công ty – và trong trường hợp này nó sẽ thay đổi hoàn toàn công ty.
Thay vì cố gắng thay đổi văn hóa công ty, bạn cần phải thiết lập một tổ chức
hoàn toàn mới có thể cung cấp nền tảng thuận lợi cho nền văn hóa mà bạn
muốn phát triển. Hãy coi một công ty đổi mới như một hòn đảo cách rất xa
vùng “đất mẹ” là doanh nghiệp, trong đó việc chấp nhận những rủi ro lớn là
điều bình thường, nhân viên sẽ thành công hoặc thất bại với các ý tưởng của
mình và nhận được những phần thưởng hậu hĩnh cho các thành quả đã tạo