Tương tự, một công ty đầu tư mạo hiểm (VC) sẽ đầu tư vào 10 công ty với
hy vọng rằng một trong số đó sẽ đem lại lợi nhuận gấp 10 lần hoặc 100 lần.
1 công ty thành công đó có thể bù đắp lại thiệt hại do 9 công ty thất bại còn
lại gây ra và đó chính là cái giá phải trả cho việc làm kinh doanh. Càng sớm
mua lại những công ty ở giai đoạn đầu thì tiềm năng mà chúng mang lại
càng lớn. Trong đầu tư giai đoạn đầu, bạn có thể phải đầu tư vào hàng ngàn
công ty chỉ để tìm kiếm một công ty có thể đem lại lợi nhuận gấp 10.000
lần.
Một điểm thú vị của hiện tượng này là những khoản đầu tư hái ra tiền
thường được coi như những ý tưởng bất khả thi lúc ban đầu. Điều này tạo ra
một số tình huống như sau: Nếu một ý tưởng có vẻ khả thi thì chắc chắn các
công ty lớn đã bắt tay vào thực hiện rồi. Do đó, bạn cần nắm bắt những ý
tưởng vẫn chưa thành hình. Peter Thiel, đồng sáng lập Paypal và Palantir, vẽ
một sơ đồ Venn thể hiện sự giao thoa giữa hai vòng tròn. Một vòng tròn đại
diện cho các ý tưởng bất khả thi, còn một vòng tròn đại diện cho những ý
tưởng có thể hái ra rất nhiều tiền. Ông cho biết cơ hội hàng tỷ đô-la được
tìm thấy trong khu vực giao thoa nhỏ xíu của hai vòng tròn kia.
Có rất nhiều bằng chứng củng cố cho quan điểm của Thiel. Theo một câu
chuyện ngụ ý về kinh doanh, vào năm 1876, Western Union từ chối mua
bằng sáng chế điện thoại của Alexander Graham Bell với giá chỉ 100.000
đô-la. Mới đây, đối tác của Andreessen Horowitz là Chris Dixon chỉ ra rằng
Airbnb, Dropbox, eBay, Google và Kickstarter là những công ty đầu tiên
đánh giá thấp ông vì không có khả năng kiếm tiền. Ngay cả người sáng lập
của Y Combination là Paul Graham cũng không nằm ngoài danh sách đó.
Graham đã viết trong một bài đăng trên blog rằng: “Một trong những kỷ
niệm đáng nhớ nhất của tôi là khi biết được Facebook đã khốn khổ như thế
nào trong lần đầu tiên nghe về nó. Một trang web để cho sinh viên đốt thời
gian? Có vẻ như đó là một ý tưởng khá tồi tệ: một trang web (1) cho một thị
trường ngách (2) không có tiền (3) để có thể làm bất cứ điều gì”. Đó là một