phòng ban này có những chức năng, chương trình hoạt động riêng. Chúng
không phối hợp với nhau theo một nỗ lực chung để tạo ra dòng chảy đổi
mới.
Công ty đổi mới không thay thế các phòng ban này nhưng tạo thêm một loại
tổ chức khác. Quản lý việc ươm tạo, sáp nhập và đầu tư như là một danh
mục phối hợp để có thể áp dụng đồng bộ và nhất quán các phương pháp
khởi nghiệp tinh gọn tạo ra những công việc kinh doanh có thể đưa ra thị
trường. Hơn nữa, trong một công ty thông thường, những hoạt động này có
xu hướng tạo ra các đổi mới duy trì (sustaining innovation), trong đó tăng
trưởng thì khiêm tốn, còn sự sụp đổ lại là mối đe dọa thường trực. Rõ ràng,
những đổi mới có tính duy trì rất quan trọng và cần phải thực hiện, nhưng
công ty đổi mới cần tập trung toàn bộ vào việc xác định các ý tưởng có rủi
ro cao với những thị trường phù hợp. Điều quan trọng không kém là nó hoàn
toàn tách biệt với hoạt động hằng ngày của công ty và không phải tuân theo
mệnh lệnh của cấp cao trong công ty. Nó cần có sự hợp tác của tất cả các
phòng ban khác – tiếp cận với dữ liệu, chuyên môn, vật chất, tài sản trí tuệ
mà không ảnh hưởng đến sự độc lập của nó. Đó là con đường chắc chắn
nhất để có lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận theo cấp số mũ.
Công ty đổi mới có một khoản vốn được định trước và phải sử dụng khoản
vốn trong một khoảng thời gian cố định để tối đa hoá các cơ hội thông qua
việc ươm tạo, đầu tư và sáp nhập. Việc ươm tạo trao cho công ty đổi mới
quyền kiểm soát tối đa và quyền sở hữu cơ hội tăng trưởng cao. Việc sáp
nhập cho phép công ty đổi mới nắm bắt các cơ hội phát sinh ở những nơi
khác cũng như các tài năng kinh doanh dày dặn kinh nghiệm. Thông qua đầu
tư, công ty đổi mới có thể khai thác những hoạt động khởi nghiệp được coi
là ngoài tầm với.
Hiệu quả tích lũy của các hoạt động này là tạo ra một mạng lưới các kỹ
năng, tài nguyên, tài năng và ý tưởng làm tăng giá trị của công ty đổi mới ở
mỗi giai đoạn mới. Công ty đổi mới bắt đầu bằng cách xây dựng một danh
mục các sản phẩm thành công, sáp nhập và đầu tư, điều này thu hút được