Sơn Hải Kinh chuyển tải nhiều thần thoại cố sự mang màu sắc thần bí
với hàng loạt quái thú kỳ dị. Trong sách có rất nhiều chuyện được viết từ
lời truyền khẩu, tập hợp thành nhiều bản khác nhau. Ngoài ra, Sơn Hải
Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn
đang được tranh luận. Sách này ấn theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không
ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam,
sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của
đại lục. Cửu Châu được vây quanh bởi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc
Hải. Việc thuận theo hướng Nam - Tây - Bắc - Đông này rất khác với thuận
hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các
đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm "thiên
nam địa bắc" ... nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất
mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như
Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: "Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn
Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã".
(2) Bí Hí: còn gọi là Quy Phu, Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy, có
thân và mai như Rùa, mặt như Hổ Báo, chân vuốt như Sư Tử, thích mang
nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí Hí
cõng bia, trụ đá, nhiều người nhầm với rùa.