Giảng viên nhấn mạnh: “Tôi có một câu hỏi cho tất cả mọi người. Tôi cược là ít nhất 75%
các bạn đối thoại cùng một kiểu với sếp của mình. Kiểu đối thoại đó l{ gì? Kiểu đối thoại với
nhóm D, nhóm I, nhóm S, hay nhóm C? Dave chắc rằng mình biết câu trả lời. Ít nhất thì anh
cho là vậy.
“Bao nhiêu người trong số các bạn đối thoại với sếp theo kiểu đối thoại của nhóm D?”
Khoảng 30% giơ tay.
“Không, đó không phải là kiểu đối thoại của nhóm D”, giảng viên phản b|c: “Bao nhiêu
người trong số các bạn đối thoại với sếp theo kiểu đối thoại của nhóm I?” Khoảng 40% giơ
tay.
“Không, đó không phải là kiểu đối thoại của nhóm I. Thế bao nhiêu người trong số các bạn
đối thoại với sếp theo kiểu đối thoại của nhóm S?” Khoảng 10% giơ tay.
“Không, đó không phải là kiểu đối thoại của nhóm S. Bao nhiêu người trong số các bạn đối
thoại với sếp theo kiểu đối thoại của nhóm C? Dave nhận thấy rằng có một số người không
thẳng thắn, chỉ v{i c|nh tay giơ lên. Khi giảng viên nói rằng đó không phải là kiểu đối thoại
của nhóm C, thì tiếng rì rầm nổi lên khắp lớp học.
“Không phải kiểu đối thoại của nhóm D, I, S, C, thì đó l{ kiểu gì?”, Douglas hỏi.
Giảng viên trả lời: “Đó l{ kiểu đối thoại của chúng ta. Chúng ta thường có xu hướng đối
thoại với sếp theo kiểu của riêng mình. Nếu thuộc nhóm D, chúng ta thường cố gắng đối
thoại với sếp theo kiểu đối thoại của nhóm D. Nếu thuộc nhóm I, chúng ta thường có xu
hướng trò chuyện theo kiểu đối thoại của nhóm I. Nếu chúng ta thuộc nhóm C, thì điều
tương tự cũng xảy ra. Tất cả chúng ta đều có xu hướng cố gắng đối thoại với sếp theo kiểu
của chúng ta. Nhưng có nên không?”
“Trò chuyện theo kiểu của họ”, tiếng đ|p lại đồng thanh vang lên trong lớp học.
“Đúng thế, Chúng ta phải đối thoại theo kiểu của sếp. Vì sao? Bởi nếu làm vậy, sếp sẽ sẵn
sàng lắng nghe và hiểu chúng ta hơn. Đ}y l{ một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn là một