này thì Nam chủ động gọi cho cô để chúc mừng việc cô đã lọt qua cửa
ả
i thứ hai. “Chỉ còn một bước nữa thôi là em sẽ trở thành đồng
nghiệp của anh. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn kịp - Anh cười trêu cô - Còn
nếu mà vẫn muốn đưa lưng cho tư bản bóc lột thì cố gắng lên
nhé”. “Bóc lột cũng được, em tự nguyện mà” - Cô cũng cười đáp lại.
Tuy tỏ ra là một người thích đùa, nhưng trong công việc Nam hết
sức nghiêm túc. Trước vòng phỏng vấn cuối cùng, anh còn gọi điện
cho Vi dặn dò thêm lần cuối, thậm chí còn tư vấn cho cô cả về
cách ăn mặc sao cho vừa lịch sự, vừa gây ấn tượng. Không biết cô sẽ
gây được ấn tượng với người phỏng vấn mình như thế nào, nhưng
anh thì chắc chắn đã gây cho cô một ấn tượng khó quên bằng
màn tư vấn rất đúng kiểu “chuyên gia thời trang” này. May cho Vi,
vị partner
phỏng vấn cô hôm đó chính là một trong số những
người mà cô đã “nghiên cứu” từ trước. Ông đã từng có nhiều năm
làm kiểm toán ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo hướng dẫn và kinh nghiệm của Nam, cô biết rằng lọt được
đến vòng này, khả năng và kiến thức chuyên môn không phải là
điểm mấu chốt nữa (vì đã được thẩm định ở hai vòng trước), mà
điều quan trọng là làm sao gây được ấn tượng tốt cũng như thiện
cảm đối với vị giám khảo cao cấp kia. Cố gắng thể hiện một thái
độ tự tin nhất, cô khéo léo lái câu chuyện sang những cải tiến về
hệ thống làm việc mà ông đã thiết lập được trong những ngày đầu
sang các nước Đông Nam Á. Câu chuyện về nền kinh tế Việt Nam:
quá trình phát triển và những hệ lụy của nó, cũng như cơ hội cho
ngành kiểm toán trong bối cảnh này đã nhanh chóng trở thành chủ
đề khiến cả hai thích thú. Ba mươi phút phỏng vấn trôi qua trong
nháy mắt. Trước khi bắt tay chào tạm biệt cô, vị partner đó đã tỏ ý
khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo của cô, và Vi đã coi đó như một dấu
hiệu tốt lành.